Cần bao nhiêu thước đo cho một thẻ điểm cân bằng?

Sáng nay, trời Hà Nội âm ẩm, lạnh, trắng lờ mờ. Bao phủ xung quanh là những làn sương. Vậy là Hà Nội bắt đầu vào xuân. Sẽ sớm thôi cơn mưa phùn sẽ xuất hiện mang đến cho cây cối sức sống mới. Theo thói quen, tôi vào phây đăng cái trạng thái chào mọi người thì bắt gặp được bình luận của anh Trần Bằng Việt và chị Diệp Vi trong bài "Mỗi viễn cảnh trong Bản đồ chiến lược nên có bao nhiêu chiến lược và thường có chiến lược là gì?" ( http://blognhansu.net.vn/?p=25095 ). Thỉnh thoảng nhận được những bình luận (comment) thế này làm tôi vui vui. Vì trong hành trình tri thức, tôi hiểu rằng mỗi người sẽ có một bức tranh riêng. Bức tranh này hình thành do tri thức, trải nghiệm của họ. Hai thứ này càng sâu thì bức tranh càng đẹp. Nhưng tranh có rộng, bao phủ tranh của người khác không thì không thể nói được. Nhất là khoa học về xã hội (nghiên cứu hành vi con người để ra quy luật) thì rất khó để vẽ ra hết bức tranh.

Tôi liền chụp ảnh comment và đưa lên tường tài khoản mạng xã hội và blog để nhắc mình để ý xem anh chị ý có tìm ra được hằng đẳng thức nào không? Cầu trời cho là có! Chứ tôi là tôi tự tin với những gì mình có và trải nghiệm. Tôi cũng tự tin là bức tranh của mình đẹp. Nội dung trao đổi của anh Việt và chị Vi như sau:

Tran Bang Viet: Ôi Cường ơi, Hạn chế viết về những gì mình không thực sự biết, thực sự giỏi đi em ơi. Có quá nhiều vấn đề trong cách hiểu và cách áp dụng của em. Không biết là do em đọc bản dịch không chuẩn (anh chưa đọc bản dịch) hay do cách vận dụng. Anh định comment để điều chỉnh mà nhiều quá không biết bắt đầu từ đâu luôn 😞
Rất xin lỗi vì thẳng thắn. Nhưng đây là diễn đàn quản trị và vì vậy anh sợ mọi người hiểu sai.

Diệp Vi: Cảm ơn anh Việt. Lúc còn nhỏ em rất thắc mắc về việc tại sao lại ưu tiên xe quân đội, xe cứu hỏa rồi mới tới xe cứu thương.
Được giải thích về việc xe cứu thương chậm trễ mất 1 mạng người, xe cứu hỏa mất nhiều người, xe quân đội mất cả quốc gia.
Như người học nghề y làm chết 1 mạng người, người thầy làm hỏng nhiều thế hệ.
Cảm ơn tác giả chia sẻ, cũng biết là anh có bán khóa học và làm consultan, nhưng khá nhiều lần thấy mọi người cũng góp ý việc chia sẻ thông tin, giải pháp không đúng. Nên mong anh tìm hiểu kỹ thêm. Cảm ơn.

Nguyễn Hùng Cường:
@ Anh Việt: Anh cứ comment thoải mái anh ạ. Anh tìm được hằng đẳng thức đáng nhớ nào thì cho em xin nhé! : D E không ngại đâu. E đọc sách thấy Tây mỗi ng nói một kiểu, rồi có ng không dám nói toàn trích dẫn ng khác. Vì thế em tự tin với những gì em chia sẻ.
@ Chị Diệp Vi: Chị có cao kiến gì cũng cho C xin nhé! Vì C cũng hiếm khi thấy có ng tự tin cm như thế : D À, tiện thể nhắc về lớp học thì mình có 2 khoá về Quản trị nhân sự là #BscvsKpi online (Kỹ thuật xây dựng hệ thống hiệu suất) và #3Ps online (Kỹ thuật xây dựng hệ thống lương). Nếu được Cường xin tặng chị và anh Tran Bang Viet để tham gia. Điều kiện là tham gia đầy đủ các buổi và chỉ cho Cường đc cái sai. : ) Rất mong 2 anh chị đồng ý!

Thực ra tôi thấy việc chụp lại bình luận trong đó có sự hiện diện của bản thân rồi đưa lại lên tường hay blog là điều rất bình thường. Không hiểu sao có anh Trương Hồng Đức lại nhảy vào khuyên rằng cần phải che tên người bình luận và xin phép họ khi dẫn lại bình luận. Kiểu như có bạn Hùng nói rằng: "Cường rất xấu trai" thì Cường không được phép nói cho mọi người biết rằng: Hùng đã nói Cường rất xấu trai. Mà muốn nói cho mọi người điều này thì phải xin phép Cường được để tên còn không thì phải che tên đi. Cái lý này lần đầu tôi nghe thấy.

Xin gửi cả nhà bức ảnh bình luận trao đổi giữa tôi, anh Việt và chị Vi:

Tôi xin được nhắc lại là tôi tự tin với những tri thức và trải nghiệm của mình. Tôi sẽ đưa những bình luận này lên tường, blog và sách của tôi để hi vọng nếu có ai đó chỉ giúp tôi cái sai thì tốt quá.

Lan man trời Hà Nội một chút. Giờ xin mời cả nhà quay về với chủ đề:"Cần bao nhiêu thước đo cho một thẻ điểm cân bằng?". Như chúng ta đã biết, có được bản đồ chiến lược, công việc tiếp theo trong quá trình xây dựng Hệ thống Quản trị hiệu suất chính là thiết lập ra thước đo hiệu quả chiến lược và chỉ tiêu cần đạt. Nói nôm na là đưa ra các kỳ vọng kết quả về chiến lược. Từ đó thiết lập ra bản BSC (Thẻ điểm cân bằng). Chi tiết các bước thiết lập bản BSC, tôi làm như sau:

Bước 1: Liệt kê các chiến lược đã có được ở Bản đồ vào cột Mục tiêu (chiến lược). Trả lời câu hỏi: Chúng ta có các chiến lược là gì?
Bước 2: Điền các chiến thuật hoặc nhân tố dẫn tới sự thành công của chiến lược vào cột tiếp theo (Cột Nhân tố thành công). Trả lời câu hỏi: Điều gì dẫn tới sự thành công của chiến lược?
Bước 3: Điền các kỳ vọng về kết quả của chiến lược và chiến thuật (bao gồm kỳ vọng về số lượng, chất lượng, thời gian, chi phí). Trả lời câu hỏi: Kỳ vọng chiến lược hay chiến thuật ... như thế nào là đạt về số lượng, chất lượng, thời gian, chi phí?
Bước 4: Từ các kỳ vọng được diễn đạt bằng lời, chuyển đổi sang thành các thước đo chiến lược. Trả lời cho câu hỏi: Thước đo nào thể hiện được kỳ vọng về kết quả?
Bước 5: Có thước đo, công việc tiếp theo là hoàn thành chỉ tiêu chiến lược bằng con số và đơn vị cụ thể. Việc ra con số này được tính toán dựa trên tham chiếu công ty năm trước và tham chiếu ngành cùng với các logic tính toán và phân tích số liệu.
Bước 6: Xem xét lại các thước đo và đánh giá tính Smart (cân đo đong đếm được) rồi hoàn thiện nốt các thông số khác như cách đo, tần suất theo dõi.

Qua sáu bước này là ta đã hoàn thiện ra bản BSC công ty. Bản này hay được tôi gọi là KPI dành cho CEO.

Đến đây, khi cầm sản phẩm là bản BSC trên tay, thực tế tôi hay nhận được câu hỏi: "Cường ơi! Thẻ điểm cân bằng sao mà nhiều thước đo thế này? Bớt đi có được không?"

Thực ra, tùy vào đặc điểm tổ chức nên sẽ có nơi nhiều có nơi ít thước đo. Tuy nhiên, để tinh gọn thì mỗi Viễn cảnh (khía cạnh) nên có từ 3 - 9 thước đo. Như vậy tổng 4 viễn cảnh nên có khoảng 12 - 36 thước đo. Kaplan & Norton trong quyển “Thẻ điểm cân bằng” được dịch bởi Lể Đình Chi và Trịnh Thanh Thủy, năm xuất bản 2016, trang 225 có viết rằng nên khoảng 24 thước đo. Và tác giả cũng nói rằng con số 24 không phải là bắt buộc. Rồi tôi cũng đọc và biết rằng có một tác giả về KPI cũng nổi tiếng không kém là David Parmenter nói rằng nên chỉ có tối đa 100 thước đo.

Ở đầu ngược lại, có một số người lại hỏi: "Cường ơi! Thẻ điểm cân bằng sao mà ít thước đo thế?". Với tôi thì một bản BSC được làm ra sẽ không ít thước đo. Và chúng ta có thể thêm nếu cần thiết. Tuy nhiên khi nghe câu hỏi này, chúng ta cần phân biệt được được giữa 2 trường phái:
+ BSC là để đo "sức khỏe doanh nghiệp" - theo dõi xem tổ chức có trong tầm kiểm soát và cảnh báo khi xuất sự bất thường.
+ BSC là thước đo để thực thi và định nghĩa chiến lược mà những chiến lược này là để phục vụ cho cạnh tranh.

Tôi đoán người hỏi có thể đang theo trường phái coi BSC như là công cụ đo sức khỏe doanh nghiệp nên họ sợ ít chỉ số. Còn tôi theo trường phái 2. Tức là BSC là công cụ để thực thi chiến lược. Vì thế ít hay nhiều không quan trọng. Quan trọng là thước đo có đo được hiệu quả chiến lược không.

Tái bút: Đây là ảnh quyển sách "Bản đồ chiến lược" của Kaplan & Norton do Phạm Thị Công Minh và Vũ Minh Tú dịch, xuất bản tại Việt Nam 2016. Người trong ảnh là anh Nam Tiến. 6 năm trước anh nói rằng nên biết về Bản đồ chiến lược nhưng áp dụng thì không. Vì nó tốn nguồn lực mà hiệu quả không biết có được!

Chi tiết: https://www.youtube.com/watch?v=lnOjroEW8NM (xem đoạn đầu)

Còn bên dưới là anh Ngọc. 4 năm trước, anh cũng đứng chỗ anh Nam Tiến và chia sẻ về việc FPT dùng BSC. A Ngọc còn nói mất nửa năm để xây BSC, thuê chuyên gia Úc hướng dẫn.

Chi tiết: http://blognhansu.net.vn/2018/05/31/ceo-fpt-thuyet-giang-ban-do-chien-luoc-bsc-cho-sep-vingroup/

Hẳn nào anh Nam khuyên không nên áp dụng.

Nguyễn Hùng Cường (kinhcan24)
HRM consultant / HRM blogger at blognhansu.net.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *