Sếp (CEO) không biết giao việc cho ai. Theo bạn nên làm thế nào?

Cường mới đọc đc 1 stt về QTNS. Thấy hay hay nên mạn phép tác giả lôi về để cả nhà cùng bàn. Theo ace thì mình nên làm thế nào khi Sếp (CEO) không biết giao việc cho ai?. Đây là tâm sự của CEO: "mình từng đi tìm 1 tool chỉ với mục đích ai rảnh thì bấm màu xanh, ai bận thì bấm màu đỏ, để mình biết xem nên giao việc cho ai"

Với mình thì mình giải như sau: Đây là một trong những bài toán về Nhân sự. Bệnh này phải phối nhiều thuốc mới trị được chứ không phải chỉ một như OKR. Nếu mà tin thì chả khác gì tin vào thực dưỡng chữa ung thư.

Đầu tiên, phân tích một chút cơ cấu. Cách quản lý của tác giả như trong bài (lãnh đạo giao việc cho tất cả "ai rảnh thì bấm màu xanh, ai bận thì bấm màu đỏ, để mình biết nên giao việc cho ai") là cách quản lý theo cơ cấu chức năng một nhân viên tất cả chỉ huy. Cơ cấu này làm giảm tải áp lực quản lý nhưng lại dẫn tới bệnh nhân viên bị rối. Mình hay gọi đây là bệnh "một cổ hai tròng".

Muốn giải cần xây Hệ thống Quản lý công việc. Cụ thể:
1. Chữa về cơ cấu:
- Xác định lại cơ cấu: chuyển từ Chức năng tất cả chỉ huy thành Chức năng trực tuyến (một chỉ huy).
- Xây dựng ma trận phối hợp, phân quyền.
- Xác định cơ cấu bộ phận và mô tả công việc.
2. Chữa về quản trị hiệu suất:
- Xây dựng hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả công việc.
- Xây dựng chính sách đánh giá hiệu suất.
- Duy trì và tiến hành liên tục đánh giá, cải tiến hiệu suất.
3. Chữa về kế hoạch công việc:
- Xây dựng quy trình lập và báo cáo công việc
- Duy trì và liên tục cập nhật theo dõi kế hoạch
4. Chữa về quản lý cấp trung:
- Đào tạo nâng cao năng lực lãnh đạo, tư duy cho quản lý.
- Gia tăng quyền và công cụ cho quản lý cấp trung.
5. Chữa về cơ chế đãi ngộ: vụ này không bàn vì tác giả chỉ đang muốn chữa bệnh không biết giao việc cho ai.
Sau khi đã xác định bệnh và cách chữ rồi thì đến lượt chọn tên thuốc miễn sao có "hoạt chất" chữa bệnh là được.

Chi tiết bài viết trong ảnh: Cái tụi nhân viên!!!

Hồi mới khởi nghiệp, công ty có mỗi vài anh em, mỗi thằng 1 việc, tự giác hoàn thành chả phải nhắc nhở gì. Văn phòng bé tẹo, ngồi cạnh nhau có gì ới nhau cái là xong. Rất sướng!

Rồi công ty bắt đầu thêm nhân viên. 10 15 20 đứa, mọi thứ vẫn ổn.

Đến lúc 25 50 thì mình bắt đầu mất kiểm soát, không còn biết nhân viên làm gì, làm tới đâu. Có rất nhiều việc giao xong, bẵng đi 1 thời gian hỏi lại thì … ơ em quên, em chưa làm tới, em chưa xong (mà chưa xong chúng nó cũng không báo lại?).

Đến khi công ty 75 100 120 … thì mình mất hẳn khả năng theo dõi công việc. Mọi thứ đều phó mặc cho các PGD, Leader. Không hẳn là mình muốn thế, mà là mình không có cách nào theo sát công việc của mọi phòng ban, nhân viên.
Tình trạng trễ, hỏng dự án diễn ra như một văn hoá chung. Tài chính bấp bênh lúc dư lúc thiếu. Mọi thứ rất hỗn độn.
Thậm chí mình từng đi tìm 1 tool chỉ với mục đích ai rảnh thì bấm màu xanh, ai bận thì bấm màu đỏ, để mình biết xem nên giao việc cho ai. Mỗi sáng, cô trợ lý lại kiểm tra xem có bao nhiêu người có công việc trễ hẹn, thì phạt 100k/việc trễ. Nhưng chẳng có gì thay đổi!

Điều mình vô cùng bực mình là ngay cả những nhân viên cực kỳ có năng lực cũng mắc bệnh “ơ em quên”.
Bây giờ ổn rồi, nghĩ lại, không hoàn toàn là lỗi nhân viên “éo làm con mẹ gì cả”, mà là lỗi lớn ở mình “éo biết giám sát con mẹ gì cả”.

Trong lớp, khi mình nói việc của sếp là theo sát tiến độ của nhân viên, mọi người hỏi là “ủa thế sếp thành Pusher (thúc đẩy) à, thời gian đâu mà làm việc đó, mình thuê nhân viên thì nó phải chủ động & cam kết chứ”. Mình trả lời: Sếp là người được công ty thuê để Quản lý - Giao việc - Giám sát - Thúc đẩy. Anh không làm Pusher thì anh làm Quản lý làm gì!

OKRs không chỉ dạy mình cách Quản trị Mục tiêu. Nhờ OKRs mà mình biết tới Continuous Performance Management. Làm Sếp, chính là làm “Quản lý Hiệu suất Liên tục”.

Nguồn Mai Xuân Đạt

Tái bút: Nhân tiện xin khoe cả nhà sự lan tỏa của dự án đào tạo cộng đồng phi lợi nhuận Giải mã Nhân sự:

Nhà mình ai quan tâm thì click vào đây nhé: http://hrshare.edu.vn/giaima

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *