Mô hình vận hành công ty như thế nào?

Up cái ảnh, biết đâu ai đó cần. Mình hay gặp câu hỏi: "Chiến lược vận hành của tổ chức như thế nào?", "Mô hình vận hành ra sao?" ở những công ty ở tầm quy mô 500 tỷ trở lên. Không hiểu sao thứ tưởng như rất lý thuyết này vậy mà nó lại là câu hỏi thực tế. : )

Tầm của bạn ở đâu, câu hỏi của bạn ở đấy!

"Suốt nhiều thập kỉ qua, thế giới đã chứng kiến lịch sử phát triển của các mô hình tập đoàn kinh doanh khác nhau, như mô hình tập đoàn liên kết khối (conglomorate) ở Đức, mô hình Keiretsu của Nhật Bản, Cheabol của Hàn Quốc và mô hình công ty holdings ở Mỹ,...

Holdings là mô hình cơ bản của công ty hoạt động đa ngành và những ngành này phải mang tính bổ trợ nhau. Ưu điểm nổi bật của mô hình holdings chính là quyền tự chủ của các công ty con. Holdings khác với tập đoàn ở chỗ chỉ đóng vai trò là cổ đông lớn chứ không chỉ định kinh doanh, điều phối hoạt động của công ty con như mô hình tập đoàn hoặc tổng công ty. Do đó, công ty con trực thuộc holdings sẽ được tự chủ hơn trực thuộc tập đoàn hoặc tổng công ty.

Trong mô hình công ty holdings, công ty mẹ và công ty con hoạt động tương đối độc lập, minh bạch. Về mặt lý thuyết, nếu công ty mẹ hoặc công ty con gặp khó khăn về tài chính thì công ty còn lại cũng không bị ảnh hưởng đáng kể."

"Holdings là một mô hình công ty rất phổ biến, định hướng đa ngành, được sử dụng tại các công ty đa quốc gia. Hoạt động thuần “holding” đơn giản là công ty mẹ sẽ không trực tiếp tham gia sản xuất kinh doanh tại các công ty con mà chỉ đóng vai trò là cổ đông lớn. Trong khi đó, “tập đoàn” được toàn quyền quyết định hoạt động kinh doanh.

Doanh nghiệp chuyển sang mô hình holdings sẽ nắm giữ cổ phần chi phối các công ty khác. Thách thức của holdings là xây dựng quy chế quản trị, tài chính nhằm kiểm soát chặt chẽ công ty con, hạn chế rủi ro kinh doanh. Ngược lại, ưu điểm của mô hình này là nhận được các lợi ích về thuế, quản lý nhân sự, nguồn vốn, thực hiện quá trình mua bán, sáp nhập (M&A) giữa các đơn vị con một cách dễ dàng, thuận tiện hơn. Nhìn chung, điều này có thể giúp doanh nghiệp phát huy được tối đa nguồn lực, cơ cấu các công ty thành viên và tăng sức cạnh tranh trên thị trường."

"Ưu điểm của mô hình holdings là tạo cơ hội tiếp cận các nguồn vốn, mở rộng hoạt động kinh doanh thuận lợi. Bên cạnh việc tạo sự thuận lợi cho doanh nghiệp, mô hình holdings vẫn tồn tại một số thách thức khi các đơn vị phải đối mặt với những xung đột lợi ích giữa công ty mẹ và các công ty thành viên. Việc công ty mẹ nắm quyền sở hữu 51% vốn cổ phần có thể chi phối các công ty con nhưng chưa hẳn đã nắm rõ hoạt động của các đơn vị này. Chưa kể, những người "cầm lái" của doanh nghiệp mẹ phải có đủ tâm, có tầm và hiểu biết về lĩnh vực muốn đầu tư.

Vậy nên, việc xây dựng các tiêu chuẩn về quản trị tài chính, tránh rủi ro trong kinh doanh giúp kiểm soát tốt các công ty con luôn là một bài toán khó mà lãnh đạo cần vượt qua để tránh lâm vào tình trạng thua lỗ. Làm được điều này, họ sẽ có đủ sức mạnh để tồn tại, phát triển và là đôi hia bảy dặm đưa tên tuổi doanh nghiệp vươn xa hơn nữa."

Nguồn cafebiz

Cách để biết được công ty theo mô hình nào đó là dựa vào chiến lược thương hiệu và tầm nhìn. Nếu chiến lược thương hiệu là:
- Bảo trợ --> Mô hình vận hành giống kiểu tập đoàn và các công ty cùng chung văn hóa
- Độc lập --> Mô hình vận hành giống kiểu holdings và mỗi công ty có thể khác văn hóa với nhau.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *