Sáng đầu tuần, tôi đọc được 2 stt của 2 chuyên gia đi tư vấn. 2 stt, 2 tình huống nhưng mà cốt lõi thực ra là một vấn đề. Thấy hay hay nên up cho cả nhà cùng đọc và bình chút. Hi vọng mọi người cùng tham gia bình với tôi.
[Case1] Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ, chuyện không đơn giản.
Tình cờ gặp ông em bà con, mới đem vật liệu đi thí nghiệm tại một LAS tại Đà Nẵng. Hỏi thăm thì được biết chú ấy mở một Cty xây dựng tại Hội An, đang nhận thầu 01 hạng mục tầm 9-10 tỷ ở Vin Bình Minh – Quảng Nam.
- Anh có công trình nào được giới thiệu em làm với”.
- Thế chú định làm công trình tầm bao nhiêu?
- Dạ 10 tỷ trở lại.
- Thế nếu cùng lúc anh kiếm về cho chú 5 công trình chú có làm được không?
- Dạ… Dạ…
- Chú lại định “bắn” sang mấy thằng bạn kiếm lời chứ gì?
- Dạ… Dạ…
- Vậy doanh thu dự kiến hàng năm chú là bao nhiêu?
- Dạ tầm 20 tỷ
- Thế Cty chú bao nhiêu người?
- Dạ 12 người, Em làm giám đốc, 01 bạn làm hành chính, 10 Kỹ sư xây dựng.
- Ai phụ trách kinh doanh?
- Dạ em tự làm luôn
- Thế nếu chú chạy công trình không ra thì chục tên kia ngồi chơi à?
- Dạ… Dạ… Em cũng định bổ nhiệm 01 cậu kỹ sư làm Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật và kinh doanh để chạy công trình.
- Trời ah, chỉ có một số rất ít người vừa giỏi kỹ thuật, vừa giỏi kinh doanh. Chú cắt giảm trong 10 kỹ sư đó cứ mỗi quý một người cho anh, chuyển sang làm Phòng kinh doanh – chú trực tiếp phụ trách phòng này, chuyên đi săn các công trình 3-5 tỷ; Mỗi quý tìm về 1 công trình, như vậy doanh thu từ mảng nhỏ lẻ này đạt 10 tỷ. Chú tự chạy 10 tỷ nữa; như vậy tạm ổn.
- Dạ… Dạ…
- Sau 01 năm chú đã chuyển đổi cơ cấu Cty có bộ phận kinh doanh, chủ động tìm kiếm thị trường. Dần dần chú đẩy doanh thu lên mỗi năm một ít, nó sẽ đảm bảo chắc chắn cho quá trình phát triển của Cty. Khi đó chú đâu cần anh tìm công trình cho chú, đúng không?
- Dạ, cảm ơn anh. Anh tư vấn thêm cho em có thể đi học 01 khóa quản lý công ty được không ah?
- Giờ chú mới thấy là cần đi học quản lý à? Ok để anh thiết kế cho.
Thế đấy, cứ mở Cty loạn lên, rồi mới đi học quản lý Cty. Bảo sao các Cty cứ nháo nhào chụp giựt công trình, đua nhau hạ giá, làm ăn thua lổ, nợ nần chồng chất.
Chúc mọi người tuần mới tràn đầy năng lượng và yêu thương.
P/S: Chuyên tư vấn phát triển doanh nghiệp - Ai có nhu cầu ib nhé.
Nguồn: Anh HHS
[Case2] Một buổi sáng cafe để nghe một giám đốc một doanh nghiệp tâm tư:
- Doanh nghiệp đã hoạt động gần 10 năm, nhưng giờ đang loay hoay không biết nên quản lý thế nào?
- Tiếp tục với ngành nghề đã lựa chọn hay chuyển sang một lĩnh vực mới? Vì thực sự thấy không hiệu quả ?
- Nếu tiếp tục, hoặc sang ngành nghề mới, thì nên thế nào?
- Quá mệt mỏi vì tài chính, nhân sự của công ty!!
- Không rõ trong kho của mình còn những gì?
- Không biết kế toán làm thế nào với số liệu của công ty
- ...
Thật ra, với những doanh nghiệp như vậy ( doanh thu trên dưới 10 tỷ) chúng tôi vẫn đánh giá là doanh nghiệp khởi nghiệp. Những doanh nghiệp này được thành lập có thể do một vài mối quan hệ trong lĩnh vực đó. Thậm chí, thấy thằng bạn làm, thì mình cũng làm...
Phần lớn những doanh nghiệp này, nếu thành công, thì yếu tố may mắn chiếm phần lớn trong việc thành công của các bạn. Các bạn chưa hiểu gì về quản trị, quản lý, kiểm soát... doanh nghiệp của mình. Tôi thường nói là: Chưa quản trị tri thức ( còn nói là chưa hiểu gì, có khi các bạn lại phản đối 😘😘)
Những doanh nghiệp chưa quản trị một cách tri thức, là những doanh nghiệp quản trị theo cảm tính, theo kinh nghiệm, và theo những cái mà mình nghĩ là đúng!!
Những doanh nghiệp này, chủ doanh nghiệp sẽ luôn thấy cảm giác như anh giám đốc trên, đồng thời, ko dám bỏ doanh nghiệp của mình 1 ngày, vì luôn cảm thấy bất ổn. Và một điều nữa là : Rất khó lớn mạnh hay phát triển
Vậy làm sao để quản trị tri thức (hay theo một cách có kiến thức):
- Bạn phải học, phải được đào tạo bởi những người có kiến thức (và có trải nghiệm nữa nhé) ở lĩnh vực đó.
- Hoặc thuê chuyên gia LÀM một cách bài bản và luôn update bởi những gì chuyên gia đã làm ( chứ không phải chỉ tư vấn thôi nhé)
- Hoặc thuê lao động cấp cao để họ đưa ra những tham mưu phù hợp. ( cái này phải cẩn thận nhé, vì nếu bạn không biết về lĩnh vực đó, thì cũng chả biết thế nào là nhân sự cấp cao, nhiều khi lại bị các quân sư quạt mo làm cho tẩu hỏa nhập ma 😜)
Khi đó bạn có thể phát triển lớn mạnh như anh Vượng, hoặc đi nước ngoài cả tháng mà doanh nghiệp vẫn hoạt động bình thường, như anh... chị...
P/s: Doanh nghiệp bạn có đang trong tình trạng vậy không? Hẹn một buổi sáng trong veo để cafe nhé
Nguồn: Chị BTLP
Cả 2 stt kết thúc bằng mời lời gọi. Tôi sẽ bình một chút. Ở case1, chúng ta thấy được sự điển hình của công việc tư vấn:
Đầu tiên: hỏi về lĩnh vực, khách hàng, chiến lược
- Thế chú định làm công trình tầm bao nhiêu?
- Thế nếu cùng lúc anh kiếm về cho chú 5 công trình chú có làm được không?
- Chú lại định “bắn” sang mấy thằng bạn kiếm lời chứ gì?
Tiếp theo là câu hỏi về doanh thu, doanh số, lợi nhuận:
- Vậy doanh thu dự kiến hàng năm chú là bao nhiêu?
Sau với câu hỏi về Quản trị nhân sự:
+ Tổng thể số lượng nhân sự: Thế Cty chú bao nhiêu người?
+ Câu hỏi về sơ đồ tổ chức: Ai phụ trách kinh doanh?
+ Câu hỏi về định biên: Thế nếu chú chạy công trình không ra thì chục tên kia ngồi chơi à?
...
Cả nhà có muốn biết câu hỏi tiếp nữa là gì không ? Nếu có hãy bình luận nhé.
Chúng ta sang case2. Chị P còn không biết "quản trị tri thức" trong QTNS được định nghĩa là gì. Thế mới biết là bài viết của tôi về quản trị tri thức, chị ý chưa đọc.
Quản trị tri thức là tất cả các hoạt động để quản lý, kiểm soát, đánh giá lưu trữ … tri thức (kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng), chuyển hóa các tri thức ẩn ( tri thức, kinh nghiệm của từng cá nhân ) thành tri thức hiện ( tri thức tập thể, sách vở … ) và ngược lại biến tri thức hiện thành tri thức ẩn.
Chị P định nghĩa quản trị tri thức là Quản trị một cách có kiến thức. Buồn muốn khóc.
Chị đưa ra lời khuyên: "- Hoặc thuê chuyên gia LÀM một cách bài bản và luôn update bởi những gì chuyên gia đã làm ( chứ không phải chỉ tư vấn thôi nhé)". Tôi lại khóc tiếp một lần nữa khi biết chị không đọc 1 bài khác của tôi. Với quản trị Nhân sự, tôi vẫn hay khuyên rằng: Đừng thuê Chuyên gia. Hãy tự làm. Đừng thấy cái gì hay là mang về.
Lý do ở chỗ: Tùy theo năng lực trưởng thành của công ty mà áp dụng. Ai quan tâm, thân mời cả nhà tiếp tục đọc bài này: Xây dựng hệ thống Quản trị Nhân sự theo các bước như thế nào?
Liệu có ai đó đặt câu hỏi: tại sao ở công ty này thì thành công còn ở công ty tôi lại thất bại khi tôi áp dụng giống họ ? Nếu có, tôi nghĩ cả nhà sẽ thấy thú vị với những điều tôi chia sẻ tiếp theo. Một thực tế tiếp nữa là khi triển khai một cái gì đó nhất là triển khai các dự án về Quản trị Nhân sự, các lãnh đạo thường ỷ vào “ý chí của lãnh đạo” mà bỏ qua mức độ sẵn sàng của tổ chức. .... ( https://goo.gl/P86qKd )
Chào anh,
Em làm nghề nhân sự được 1 năm rưỡi. Theo dõi Blog của anh cũng gần khoảng thời gian đó. Nhờ Blog mà em có thể học được nhiều thứ và có cái nhìn tổng quan hơn về nghề.
Hiện nay công ty em đang làm về cty phân phối. Và tình trạng gặp phải là tỷ lệ nghỉ việc của đội ngũ Sale rất cao. Em đang muốn xây dựng một lộ trình phát triển cho nhân viên Sale. Vậy mình có thể thực hiện được điều nay không ạ. Em hỏi câu này bởi vì:
1. Tỷ lệ nghĩ việc chung của Sale luôn là cao.
2. Nếu xây dựng thì nên bắt đầu từ đâu?.
3. Và mỗi cấp bậc phát triển của Sale nên khoảng trong bao lâu?
4. Liệu xây dựng lộ trình phát triển có mang lại hiệu quả để Sale gắn bó với công ty hay không?
5. Việc xây dựng lộ trình có cần phải đi kèm với cả văn hóa doanh nghiệp không ạ.
Mong nhận được phản hồi của anh.
Em cảm ơn!
Gửi order (yêu cầu) vào mail [email protected] nhé. Mình sẽ gửi bạn 1 file mình làm để trả lời nhưng câu hỏi này của bạn!