Chào Mr. Cường.
Thật vui khi những bước đi chập chững vào nghề nhân sự đã được sự trợ giúp cực kỳ hiệu quả của anh vào tháng 5/2012 đến nay. Với tôi bộ tài liệu Hrm CPO V3.0, V3.1 ( http://goo.gl/JgPzRk ) thực sự là những tài liệu quý trong bước đường công tác về lĩnh vực nhân sự.
Vừa rồi tôi có đi phỏng vấn ở 1 Cty và được hỏi: Là Trưởng phòng nhân sự, Anh/chị hãy tư vấn cho Giám đốc cty về việc đóng BHXH, BHYT, BHTN cho CBCNV thế nào mà không làm phát sinh thêm chi phí đóng cho các khoản này từ ngày 1.1.2018. Vì
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội vừa ban hành thông tư hướng dẫn một số điều của Luật bảo hiểm xã hội 2014, quy định tiền lương và các khoản phụ cấp tính đóng BHXH bắt buộc người lao động phải đóng từ 1/1/2016 đến hết năm 2017.
Các loại phụ cấp trên bao gồm: phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự
Tiền đóng BHXH không bao gồm các chế độ phúc lợi như tiền thưởng, thưởng sáng kiến, tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác trong hợp đồng lao động.
Từ ngày 1/1/2018 tất cả lương thực tế và các khoản phụ cấp, thu nhập khác đều phải tính BHXH.
Trên diễn đàn hiện giờ mình ko thấy thảo luận về vấn đề này.
Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực nhân sự, Mr. Cường cho mình biết một số giải pháp đc ko?
Cảm ơn bạn nhiều!
Trân trọng!
***
Hi anh,
Câu hỏi này đáng ra nên hỏi kế toán vì nó liên quan đến chi phí doanh nghiệp. Hỏi nhân sự câu này thì rõ là không ổn. Là nhân viên, việc nghĩ cho tổ chức mình phục vụ là đúng. Nhưng điều đó phải nằm trong khuôn khổ của luật pháp. Việc của nhân sự là thúc đẩy tổ chức, con người làm việc với năng suất cao góp phần tạo ra giá trị cho tổ chức. Nhân sự đứng giữa người lao động và người sử dụng lao động nên chỉ nghĩ việc đẩy cái khó cho người lao động thì theo em không tốt. Chúng ta phải làm sao để cân bằng lợi ích giữa các bên (người sử dụng lao động và người lao động). Phải làm sao để tiết kiệm chi phí nhưng người lao động không bị thiệt.
Tự dưng em nhớ đến bài viết này: Làm nhân sự là phải làm sao biết lách luật giúp cho doanh nghiệp giảm thiểu chi phí ? ( http://goo.gl/aPdhlj )
Còn cách lách thì phải chờ thông tư hướng dẫn anh ạ. Em vẫn chưa thấy có phương án nào ngoài việc ký hợp đồng dịch vụ với người lao động. Chúng ta có 3 cách lách:
– Ký hợp đồng dưới 3 tháng và làm các mẫu cam kết
– Ký hợp đồng dịch vụ thuê khoán
– Chia số tiền ra trả làm nhiều lần
Anh tham khảo bài này nhé:
- Cách lách luật để công ty không phải ký hợp đồng lao động và đóng BHXH, BHYT ( http://goo.gl/tbwKLS )
- Lương theo góc nhìn kế toán : Chuẩn hóa khoản mục chi phí lương 2015 ( http://goo.gl/zTAYfo )
- Cách lách luật Bảo hiểm xã hội để giảm thiểu chi phí theo góc nhìn của luật sư ( http://goo.gl/mi5MS3 )
- Cách lách luật để công ty giảm tối đa chi phí nộp cho nhà nước khi thuê lao động làm việc ( http://goo.gl/QZ1b3b )
Điều 518 Bộ luật Dân sự quy định: “Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên thuê dịch vụ, còn bên thuê dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ; cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó bên cung ứng dịch vụ có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận (Khoản 9 Điều 3 Luật Thương mại).
Như vậy, doanh nghiệp có thể ký hợp đồng dịch vụ với người cung ứng dịch vụ để được sử dụng dịch vụ.
Anh nhớ là phải đọc hết các link em dẫn ở trên nhé. Đọc cả phần comment trao đổi của mọi người ở dưới bài nữa.
Em,
Cảm ơn Mr. Cường rất nhiều về những tư vấn, chia sẻ hữu ích cho những người làm nhân sự.