Cách lách luật để công ty giảm tối đa chi phí nộp cho nhà nước khi thuê lao động làm việc

Bài viết này là bài tiếp theo của "Cách lách luật để công ty không phải ký hợp đồng lao động và đóng BHXH, BHYT - http://goo.gl/5zpuZb ". Thực ra tôi không muốn viết lắm vì đây gần như là vấn đề của kế toán. Nhân sự chắc chỉ biết là được rồi. Ở bài trước tôi đã chỉ ra những văn bản luật cho phép doanh nghiệp ký hợp đồng dịch vụ hoặc hợp đồng dưới 3 tháng để tối thiểu hóa chi phí nộp cho cơ quan nhà nước (không phải đóng khoảng hơn 30% tổng tiền trả cho người lao động mà chỉ cần phải đóng 10% thuế thu nhập cá nhân). Đã giảm từ hơn 30% xuống còn 10% mà nhiều công ty vẫn còn tham muốn giảm nữa, không đóng càng tốt. Về mặt quan điểm cá nhân thì tôi không ủng hộ lắm. Nhưng mọi người đã quan tâm thì tôi nghĩ cũng nên làm rõ vấn đề này: có cách nào lách luật để công ty giảm tối đa chi phí nộp cho nhà nước khi thuê lao động làm việc ?

Tôi đi tìm hiểu thì thấy có 2 luồng ý kiến:
1.1 Có thể giảm tối đa xuống mức 0% phải nộp cho nhà nước khi cho người lao động ký HĐ dưới 3 tháng và làm mẫu cam kết 02 theo TT 92 (NLĐ phải cam kết có một nguồn thu nhập duy nhất tại doanh nghiệp hay mẫu 23 - người nộp thuế cam kết chỉ có thu nhập ở một nơi từ tiền lương tiền công).

1.2 Nhưng cách này sẽ mất thời gian về chuyện giấy tờ với những đơn vị lớn phải thuê nhiều nhân công. Thử tưởng tượng, chúng ta thuê khoán 1000 người, đồng nghĩa chúng ta phải làm 1000 cái cam kết và 1000 cái hợp đồng. Rồi phải photo 1000 chứng minh nhân dân nữa. Riêng từng đó thôi đã tốn 1 lượng lớn giấy tờ và công sức rồi. Nên mọi người di chuyển sang hướng ký hợp đồng dịch vụ. Theo thông tư 96 nếu cá nhân KD mà có doanh thu 1 năm từ 100tr đồng trở xuống thì ko phải nộp thuế GTGT, TNCN. Tức là làm HĐ nhân công khoán cho 1 người với mức từ 100tr trở xuống ( gồm HD, chứng từ chi tiền).

1.3 Trả lương cho lao động mỗi lần dưới 2 triệu, chia ra trả nhiều lần trong 1 tháng, không cần phải làm cam kết, cũng không cần khấu trừ thuế.

Với quan điểm chia ra nhiều lần để trả thì có một công văn của chi cục thuế trả lời doanh nghiệp như sau:


Trong công văn đã ghi rõ tổng mức trả thu nhập, chứ không phải tổng thu nhập và không có quy định bao nhiêu lần trong 1 tháng. Cách này rất lạ, chắc chỉ có thể thực hiện được ở khu vực phát hành công văn.

Tuy nhiên chúng ta cũng nên tham khảo công văn 9611 /CT-TTHTV để lưu ý về cách này.

2. Không thể làm được vì : Theo CV 8817 trích 10 phần trăm đối với thu nhập từ 2 triệu đồng không phân biệt có mst hay chưa và có ký hợp đồng dưới 3 tháng hay không. Bện cạnh đó sau tháng 10/2013 áp dụng Điều 8 Thông Tư 111/2013, trước Tháng 10/2013 áp dụng Điều 1 Thông Tư 113/2011/TT-BTC. Tuy nhiên, năm 2013 tất cả hợp đồng dù thời vụ hay chính thức mà người lao động chỉ làm việc dưới 3 tháng đều khấu trừ 10% theo CV 1770 về thuế TNCN.

Như thế chúng ta có 3 cách lách:
- Ký hợp đồng dưới 3 tháng và làm các mẫu cam kết
- Ký hợp đồng dịch vụ thuê khoán
- Chia số tiền ra trả làm nhiều lần

Đọc tới đây, hẳn anh chị em sẽ đồng ý với tôi một điều rõ như Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam rằng tôi - một người ngoại đạo về kế toán - đã có thể tìm ra được cách lách thì hẳn bên thuế họ cũng tính toán ra các nước cờ này. Vấn đề là họ đồng ý hay không đồng ý mà thôi. Tốt nhất chúng ta nên làm công văn hỏi cụ thể. Hỏi thế nào cho khéo để người ta đồng ý với mình chứ đừng hỏi để người ta bắt nộp thuế.

Nếu có ai đó hỏi quan điểm của tôi về việc này, tôi xin được nói lại như ở phần đầu: đã được giảm xuống 10% là tốt lắm rồi, tốt nhất cứ nộp cho nhà nước để đóng góp xây dựng nước nhà.

Tôi định trích dẫn mấy cái công văn vào bài viết cho dài nhưng ngẫm lại thấy đây không phải việc của mình. Nhân sự nên biết, vậy thôi. Ai quan tâm sâu hơn, vui lòng sự search công văn, thông tư và đọc thêm. Giờ cũng 11h đêm rồi. Chúc mọi người ngủ ngon.

5 thoughts on “Cách lách luật để công ty giảm tối đa chi phí nộp cho nhà nước khi thuê lao động làm việc

  1. Đỗ Thu Phương 24.10.2015 at 14:05 - Reply

    Dear anh, chị,

    Hiện tại tôi đang phân vân giữa ký HĐ khoán công việc với HĐLĐ.

    1. Nếu ký hợp đồng khoán: có quy định cụ thể nào liên quan đến loại công việc, mức lương khoán, thời hạn hợp đồng không? để bên thuế chấp nhận chi phí lương khoán này là hợp lý thì người lao động có phải xuất hóa đơn bán lẻ mua ở chi cục thuế như trường hợp cá nhân cung cấp dịch vụ không?

    2. Nếu ký HĐLĐ, từ trước đến nay bên BHXH vẫn chấp nhận mức lương đóng BHXH thấp hơn mức lương thực nhận. Tuy nhiên theo quy định mới, từ 1/1/2016, mức lương đóng BHXH là mức lương trên HĐLĐ và các loại phụ cấp lương. Tiền lương trả cho người lao động căn cứ trên mức lương ghi trên HĐLĐ và khối lượng, chất lượng hoàn thành công việc (TT23/2015/TT-BLĐTBXH). Như vậy nếu lương ghi hợp đồng là 5tr, cuối tháng căn cứ đánh giá công việc hoàn thành tốt và nhân hệ số gấp 3 lần lên để lương thực nhận là 15tr có hợp lý không?

    Mong phản hồi sớm của các anh, chị.

  2. Các cách trên thiệt chỉ áp dụng dc ho Dn nhỏ và ít nhân viên.
    Doanh nghiệp lớn nhân viên có lương tầm > 10Tr/ Tháng thì ko thể chia lương trả nhiều lần hoặc ký HD khoán được. Trong khi hiện tại mức lương 10Tr/ tháng là mức lương hiện khác phổ biến đối với giới nhân viên văn phòng.
    Đối với các doanh nghiệp lớn thì ko biết ntn cho dc đây…???

  3. Pingback: Theo mọi người thì Thuế và BHXH đã liên thông với nhau chưa ? | Blog quản trị Nhân sự

  4. Pingback: Cách lách sử dụng hợp đồng CTV (thời vụ) đến bao giờ thì không dùng được ? | Blog quản trị Nhân sự

  5. Em chào Luật sư
    Luật sư có thể tư vấn giúp e một việc được không ạ
    Năm 2017 công ty e có ký Hợp đồng CTV với người lao động có thời hạn là 12 tháng, nhưng do Doanh nghiệp e hoạt động tính chất công việc không liên tục mà theo dự án. Nên doanh nghiệp không đóng bảo hiểm xã hội cho những lao động đó, như vậy doanh nghiệp em có bị vi phạm về Luật BHXH không ạ, mong Luật sư tư vấn giúp em
    Em cảm ơn ạ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *