Lâu lâu mới đọc được 1 Case study thực tế cho các HR. Mọi người đọc để lấy thêm tư liệu nhé. Khi tuyển người không đúng yêu cầu của Ban Lãnh Đạo thì có thể bị xử lý kỷ luật, kiện có thể bị thua.
Nguồn: laodong.com.vn/cong-doan/ky-la-vi-sao-doanh-nghiep-tu-choi-tuyen-dung-nguoi-ca-mau-267177.bld
Anh Nguyễn Đức Dũng (SN 1983, quê ở Bình Phước) - nhân viên tuyển dụng nhân sự và công tác tại Cty Hoa Nét đã 3 năm. Nhưng mới đây, anh Dũng đã bị Cty Hoa Nét kỷ luật “khiển trách bằng văn bản”, một phần lý do bị kỷ luật là do làm trái chỉ thị tuyển dụng của cấp trên. Anh Dũng nói: “Họ họp kỷ luật tôi và cho rằng “chỉ thị của cấp trên không được tuyển dụng những đối tượng ở những khu vực nhạy cảm (Cà Mau)”.
Họ đưa ra bản danh sách công nhân người Cà Mau do tôi tuyển dụng để kết luận rằng việc làm đó dẫn đến hậu quả: Trộm cắp tài sản Cty, mua bán/sử dụng chất gây nghiện… Vẫn biết rằng, có những người có hành vi xấu, nhưng Cty lấy những điều xấu xa đó chụp mũ cho tất cả người Cà Mau, rồi từ đó ra lệnh không tuyển dụng công nhân Cà Mau, là không thể chấp nhận”.
Sau đó, Cty Hoa Nét còn điều chuyển công tác anh Dũng ra khỏi vị trí làm việc lâu nay, sang một vị trí mới để “ngồi chơi, xơi nước” để anh Dũng chán nản tự nguyện bỏ việc…
Quá bức xúc, anh Dũng đã khởi kiện Cty Hoa Nét ra Tòa án nhân dân (TAND) TP.Thủ Dầu Một, tỉnh BD. Quá trình cung cấp hồ sơ cho tòa, Cty Hoa Nét đã “hồn nhiên” cung cấp toàn bộ các thư điện tử “không tuyển dụng người Cà Mau”, như một bằng chứng thể hiện ông Dũng đã làm trái chỉ thị của lãnh đạo Cty, nên Cty kỷ luật ông Dũng là đúng luật.
TAND TP.Thủ Dầu Một cho rằng Cty Hoa Nét đã “thực hiện đúng quy định tại điều 123 của Bộ luật Lao động”, ông Dũng “có vi phạm, không chấp hành chỉ thị cấp trên về việc tuyển dụng” công nhân người Cà Mau. Từ đó, TAND TP.Thủ Dầu Một xử anh Dũng thua kiện trong vụ án sơ thẩm diễn ra trong hai ngày 26 và 29.8.2014.
Chắc đây là ảnh anh Dũng.
Mọi người đã có ai gặp tình huống tương tự chưa ?
Quan điểm của mình:
1. Anh Dũng phải chịu trách nhiệm trước Ban Giám Đốc/ Công ty về việc thực hiện không đúng các chủ trương của Công ty với tư cách một nhân viên phụ trách tuyển dụng.
2. Tuy nhiên Công ty không thể tiến hành xử lý Kỷ luật lao động anh Dũng dựa trên các chủ trương không đúng với quy định của Pháp Luật (điều 8 Luật Lao Động).
3. Công ty điều chuyển công tác anh Dũng có hợp lý về mặt văn bản cũng như thực tế không (điều 31 Luật Lao Động)?
Có thể kết luận:
1. Về mặt Pháp Luật:
Tòa án ND TP Thủ Dầu Một áp dụng điều 123 đối với vụ án của anh Dũng để xử anh Dũng thua kiện trong vụ án sơ thẩm là sai vì người sử dụng lao động không thể chứng minh lỗi của người lao động trong trường hợp này dựa trên một chủ trương sai Pháp Luật.
2. Về mặt quản trị nhân sự:
Công ty đưa ra một chủ trương không đúng với quy định của Pháp Luật thì phải chấp nhận những rủi ro về mặt pháp lý có thể phát sinh;
Phòng Hành Chính Nhân Sự trong trường hợp này hình như không ai tư vấn cho Ban Giám Đốc về những cái sai trên, để Công ty công khai thực hiện chủ trương trên, rồi”hồn nhiên” đưa ra bằng chứng, email nội bộ!
3. Nhưng câu hỏi “bộ phận Nhân Sự phải làm sao khi Ban Giám Đốc muốn đưa ra một chủ trương lao động trái Pháp Luật ?” vẫn luôn khó có giải đáp làm vẹn toàn cả người sử dụng lao động và người lao động.
(http://blognhansu.net/2014/03/02/trinh-tu-quy-trinh-va-cach-thuc-duoi-cho-nhan-vien-nghi-viec-ngay-lap-tuc-nhu-the-nao/)
Sau khi đọc những thông tin trên của Anh Dũng, trên cơ sở các quy định của pháp luật hiện hành, quan điểm của tôi như sau:
1.Theo Khoản 1 Điều 31 & khoản 1 Điều 33 của Bộ luật Tố tụng dân sự hiện hành: đây là tranh chấp lao động cá nhân giữa NLĐ & NSDLĐ và bắt buộc phải thực hiện thông qua Hội đồng hòa giải lao động trước khi được giải quyết tại Tòa án theo quy định của Pháp luật.
Quyết định này của Tòa án chỉ là: Trả lại đơn kiện khi “Chưa có đủ điều kiện khởi kiện” – Điểm d, Khoản 1, Điều 168 Bộ luật TTDS. => Chưa thể kết luận là Anh Dũng thua kiện được. Anh Dũng hoàn toàn có thể tiếp tục thủ tục nếu cần.
2. Tại Điều 6 Luật Lao động có ghi nhận: NSDLĐ có quyền tuyển dụng, bố trí, điều hành lao động theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh, khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động.
Tuy nhiên tại Khoản 1 Điều 8 Luật LĐ lại quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong việc phân biệt đối xử => với những nội dung được “chỉ thị” qua email của Công ty TNHH kỹ nghệ gỗ Hoa Nét cần phải được đưa ra xem xét và đối thoại trực tiếp tại nơi làm việc
(đây là một trong những quy định mới của Luật Lao động 2012) để xây dựng quan hệ lao động nơi làm việc tốt hơn. => Vai trò của Phòng Nhân sự, của BCH Công đoàn như thế nào khi có những “chỉ thị” chưa đúng luật?
3. Công ty tiến hành xử lý kỷ luật anh Dũng khiển trách bằng văn bản và lại điều chuyển sang làm công việc khác.. làm anh Dũng chán nản, tự nguyện bỏ việc…. Đây là điều khá buồn khi quan hệ lao động không còn thuận nữa… đây cũng là một trong những cách mà một số doanh nghiệp hay áp dụng để chấm dứt HĐLĐ hợp pháp. Nhưng tôi đang băn khoăn không biết khi xử lý kỷ luật lao động anh Dũng, Doanh nghiệp có áp dụng đúng các nguyên tắc cũng như trình tự thủ tục xử lý kỷ luật lao động đối với anh Dũng không? Vi phạm của Anh Dũng có được coi là một trong những hành vi phạm được Doanh nghiệp ghi nhận trong Nội quy lao động của Công ty không? …
Khi đã làm nghề nhân sự, tôi tin chắc, không ít các bạn đã từng gặp tình huống: không tuyển người khu vực này, khu vực kia hoặc không tuyển lao động địa phương…. Trước tình huống như vậy, chúng ta phải ứng xử sao cho hài hòa cả đôi bên vừa hòan thành được chỉ tiêu tuyển dụng lao động vừa không bị rơi vào tình huống “ chống lệnh” các bạn nhé.
Thanks!