Một ví dụ lớn cho chiến lược đặt nhân viên làm hàng đầu … nhân viên biểu tình khi CEO bị sa thải

Đợt này tôi thấy ở thế giớ có một sự kiện khá hot. Khoảng tuần trước từ ngày 18/7/2014, có một sự kiện đặc biệt liên quan đến việc: nhân viên biểu tình chỉ vì giám đốc của họ bị sa thải. Và nó được diễn ra ở Mỹ.

Theo thông tin của các báo thì trong tháng sáu, hội đồng quản trị của Market Basket – chuỗi siêu thị tại Mỹ với 71 cửa hàng cùng 25.000 nhân viên, đã sa thải CEO Arthur T. Demoulas và 7 người khác. Việc sa thải này đã dẫn đến một cuộc biểu tình của hàng nghìn người bao gồm cả nhân viên và khách hàng của Market Basket tại Tewksbury vào những ngày gần đây.

Ở Việt Nam - một nước xã hội chủ nghĩa - việc sa thải hay thay giám đốc 1 công ty nào đó (kể cả công ty nhà nước) từ trước tới nay, tôi chưa thấy cuộc biểu tình nào tương tự như vậy cả. Thế mới thấy sự việc này ở Mỹ là đặc biệt.

ACE và các bạn xem thêm thông tin ở đây: bostonherald.com/topic/arthur_t_demoulas

Vụ việc này đặt cho người chứng kiển nhiều câu hỏi. Và câu hỏi lớn nhất đó là: tại sao lại như vậy ?

Tạp chí Inc đã cất công đi tìm và có câu trả lời là: sự tử tế và quan tâm tới nhân viên.

1.Jay Hilbert, 28 tuổi, quản lý tại siêu thị Chelsea Market Basket, đã làm việc cho công ty 13 năm.
Vị trí đầu tiên anh đảm nhận là đóng gói bao bì vào năm 15 tuổi.
Anh tiếp tục làm việc bán thời gian tại đây trong lúc học lấy bằng cử nhân ngành quản trị kinh doanh tại đại học New Hampshire.
Anh kể lại một cuộc trò chuyện không lâu trước đây với CEO của công ty, khi Demoulas bắt lời trước.
“Lúc ấy là vào sáng sớm, tôi chưa mặc áo khoác”, ông chỉ vào đồng phục chính thức của công ty – chiếc áo khoác với bảng tên cho biết thâm niên làm việc của nhân viên.
“Ông ấy biết tên tôi, và hỏi ‘Cậu sao rồi? Vợ cậu khỏe chưa?’. Ông ấy có 25.000 nhân viên dưới quyền, vậy mà ông ấy nhớ cả tên và hoàn cảnh gia đình của tôi”, Hilbert kể lại.

2. Những cuộc trò chuyện cá nhân như vậy gây ấn tượng mạnh, nhưng Hilbert còn kể về lần Demoulas dành tiền xung vào quỹ chia lợi nhuận để nhân viên được thưởng vào cuối năm, sau khi đợt khủng hoảng tài chính năm 2008 rút cạn kiệt tiền quỹ.
Đây là một cột mốc xúc động đối với nhân viên của Market Basket, Hilbert khẳng định.

3. Cô Paola Ponce, 23 tuổi, trợ lý giám đốc, bắt đầu làm việc tại siêu thị ở Chelsea 6 năm về trước trong vị trí người đóng gói bao bì.
“Lần nào bước vào ông ấy cũng chào tất cả mọi người. Ông rất tốt bụng với chúng tôi. Khi ông thấy bạn, ông sẽ chào đầu tiên và đưa tay ra bắt, lần nào cũng vậy”, Ponce kể.

4. Với Ponce, cô cũng đánh giá cao sự quan tâm của vị CEO đối với lợi ích của nhân viên.
“Bảo hiểm sức khỏe giá rất phải chăng, còn tiền lương theo giờ cho nhân viên thì khá cao”.
Thật vậy, lương cơ bản tối thiểu của Massachusetts là 8USD/giờ, lương cơ bản tại Market Basket là 12USD/giờ.

Đây là một ví dụ khá kinh điển và cụ thể về lòng trung thành của nhân viên khi thực hiện chiến lược đặt nhân viên lên hàng đầu. Tuy nhiên tôi sẽ phải đặt câu hỏi: "Đáng ra nhân viên phải trung thành với công ty thì lại trung thành với cá nhân CEO. Đây có phải là nguy hiểm cho công ty và hội đồng quản trị không ?"

Bài tham khảo: bizlive.vn/thuong-truong/quan-he-sep-nhan-vien-nhin-tu-cau-chuyen-hy-huu-trong-gioi-kinh-doanh-312506.html

















6 thoughts on “Một ví dụ lớn cho chiến lược đặt nhân viên làm hàng đầu … nhân viên biểu tình khi CEO bị sa thải

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *