Hẳn các bạn còn nhớ, có lần tôi đã trả lời 1 bạn về câu hỏi: Nếu nỗ lực theo đuổi nghề Nhân sự, liệu có đủ tiền mua đất xây nhà ở Hà Nội không ?. Trong bài viết tôi nói rằng : Nếu bạn giỏi, đến lúc nào đó bạn sẽ có cơ hội để làm được điều đó. Và để bạn giỏi thì phải có lộ trình cho riêng mình. Ai cũng biết nhưng để làm được thì quả là khó khăn.
Hôm nay, có một anh bạn nhờ tôi tìm giúp 1 vài chuyên gia tư vấn để tham gia vào các dự án với anh ý. Thế là tôi lại nhớ đến câu hỏi trên. Đọc lại tôi thấy rằng mình vẫn đang còn viết thiếu. Thiếu ở chỗ: Để trở thành 1 chuyên gia nhân sự thì cần gì ? Có thể đây là câu trả lời:
- Có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm trưởng/phó phòng nhân sự; hoặc 05 năm làm chuyên gia tư vấn nhân sự
- Đã từng xây dựng hệ thống JDs; Hệ thống KPIs; Đánh giá giá trị công việc; xây dựng khung bảng lương và các chế độ đãi ngộ; soạn thảo quy chế
- Thành thạo Excel và Powerpoint
- Tuổi: Từ 30 tuổi trở lên;
Nhìn vào yêu cầu này thì con đường đi sẽ là: năm 27 tuổi bạn sẽ nhảy ra làm trưởng phòng nhân sự ở một công ty nào đó. Nhưng để năm 27 tuổi làm được trưởng phòng thì năm 24 tuổi (tức là vừa ra trường) bạn đã phải vào 1 công ty nào đó to to. Từ 24 - 27 tuổi bạn phải nỗ lực không ngừng để network, xây dựng thương hiệu cá nhân và tham gia các dự án (Có thể bạn công ty không có, bạn phải tự nghĩ ra. Nếu may mắn bạn sẽ vào công ty đang ở trong giai đoạn tái cấu trúc thì bạn sẽ học được rất nhiều). Có vẻ như tôi đi đúng lộ trình.
Khi bạn đã là chuyên gia tư vấn rồi thì công việc bạn làm sẽ mở ra rất nhiều, không chỉ là nhân sự mà còn là:
- Xây kế hoạch dự án theo cấu phần công việc đảm nhiệm
- Thực hiện các hoạt động tự vấn tại các khách hàng, đối tác của Vietez
- Nghiên cứu phân tích, hoạch định đề xuất các giải pháp triển khai dự án tư vấn
- Phỏng vấn, thảo luận, soạn thảo các tài liệu liên quan đến sản phẩm dự án
- Kiểm soát deadline và tham gia nghiệm thu sản phẩm dự án
- Báo cáo tiến độ công việc với tư vấn trưởng/điều phối dự án
Cái hay của việc làm tư ấn là bạn sẽ được tham gia với nhiều anh chị khác cũng giỏi như vậy. Bạn còn vừa được làm công việc mình yêu thích - Hr.
Tất nhiên, khi vừa làm chuyên gia, vừa làm chuyên môn Hr thì bạn sẽ được:
- Tiền lương - tăng thu nhập
- Thưởng theo kết quả dự án tư vấn - tăng thu nhập
- Được đào tạo và chia xẻ tri thức để nâng cao đẳng cấp nghề nghiệp - tăng thương hiệu cá nhân và kinh nghiệm cũng như kiến thức
- Quyền sở hữu cổ phần công ty (áp dụng với chuyên gia cao cấp) - tăng thu nhập
- Được hưởng các chính sách đãi ngộ khác theo quy định của công ty - tăng thu nhập
Quá ổn phải không ? Hy vọng với bài viết này, những bạn chưa rõ lộ trình thì thấy rõ con đường mình sẽ đi. Còn đây là tin hữu ích với cả nhà. Cường mới nhận được lời nhờ hỗ trợ tìm kiếm các chuyên gia tư vấn cho Vietez. ACE thấy mình đủ điều kiện thì ứng tuyển nhé. C không thấy có deadline nên chắc yêu cầu tuyển này sẽ liên tục và nhiều năm.
http://kinhcan24.files.wordpress.com/2013/11/vietez-tuyen-dung-chuyen-gia-tu-van-hrm.doc
Nếu người đó bắt đầu nghề Nhân sự bằng 1 năng lực trong lĩnh vực khác: Marketing, Sale…Thì con đường thành chuyên gia có dài đi hay ngắn lại không anh ?
À, cũng thế thôi chú. Cũng mất từng ý năm: 3 năm làm HRM hoặc 5 năm làm các dự án :D
Ồ, em thấy lộ trình như vậy là quá ổn. Tự mình phải có lộ trình cho mình, phải biết bản thân muốn trong 5 năm tới, có khả năng làm gì, cần học hỏi gì ,…
Nếu công ty đang trong giai đoạn tái cơ cấu thì may ra! :) chứ công ty lớn, vị trí chủ chốt dường như đã ấm chỗ, công việc thì hầu hết đã chuyên môn hóa (mỗi ng 1 việc), e rằng lộ trình 5 năm chỉ hi vọng làm đc 1 nửa! :)
Bạn có thể giới thiệu cho mình một chuyên gia về tái cấu trúc Công ty không. Công ty mình có khoảng 25 người. Sếp đang muốn thuê chuyên gia xây dựng lại Công ty vì về cơ bản Công ty mình chưa có gì.
Cảm ơn bạn.
Hi anh,
Công ty 25 người thì không cần thuê chuyên gia đâu anh ạ. Mình cứ tái cấu trúc từng phần không thì tự thân công ty làm. Anh gửi mail cho C đi, em sẽ gửi anh 1 vài form mẫu là anh biết ngay.
BRgs
HC
Em đã từng được nghe chia sẻ vê câu chuyện của một chị đi phỏng vấn bị đánh trượt vị trí apply ban đầu nhưng lại được người tuyển dụng nhận vào phòng nhân sự vì người ta thấy được tố chất làm nhân sự của chị ấy. Em còn đi học và có một niềm đam mê dành cho nhân sự từ rất lâu ( nhưng là xuất phát từ việc thích làm việc với con người, thích tư vấn và giải quyết khó khăn của họ,… ). vậy làm cách nào em có thể biết được mình có ” tố chất làm nhân sự ” giống như chị kia hay không ạ.
Nếu em có thể nói thao thao bất tuyệt 1 vấn đề gì đó hàng giờ thì có thể tạm đánh giá là em có tố chất em ạ!