Trong các công ty lớn, một trong những đề án nhân sự hay được các sếp tổng giao cho phòng nhân sự đó là giải bài toán: làm thế nào để nhân viên đam mê với công việc và công ty ? Và rồi mỗi khi các sếp tâm sự xong là anh em nhân viên nhân sự lại vắt tay lên trán ray rứt. Làm thế nào ? Thực ra thì có rất nhiều thuyết về tạo động lực. Nếu cả nhà để ý thì sẽ từng thấy là tôi đã đưa lên đây khá nhiều bài viết liên quan đến tạo động lực từ thực tế cho đến lý thuyết.
Hôm nay rất vui, tôi được anh Hải - phóng phòng đào tạo của trường đại học Lao động và xã hội Hà Nội tag vào một chủ đề mà anh rất tâm huyết. Tâm sự của anh Hải thì tôi đã được anh chia sẻ. Anh là người có tâm với sinh viên. Chính anh đã từng gọi tôi về trường và nhờ tôi nói cho các bạn sinh viên của anh biết về mặt bằng lương thị trường - một điều mà các bạn sinh viên rất ít biết. Chủ đề đó là : Đam mê. Thực ra câu hỏi của anh muốn trao đổi quanh các bạn sinh viên. Nhưng tôi còn thấy một khía cạnh khác. Đó chính là khía cạnh tạo động lực như tôi nói ở trên.
Bạn có thấy khung đỏ đỏ do tôi đóng khung không ? Anh Tiến đã đưa ra một ý tưởng rất hay mà tôi nghĩ có thể áp dụng được phần nào. Từ đó biết đâu giải được bài toán khó mà anh em nhân sự nào cũng từng nhai.
Le Duy Tien: Tại sao nhiều người đam mê game? Đâu có cần ai dạy hay truyền lửa đam mê đó?
Lý do:
1. Thất bại là chấp nhận được vì có thể làm lại --> dám mạo hiểm, được là chính mình
2. Gameonline: bạn có thể trở thành người hùng trong thế giới ảo --> phê --> mê
3. Các game đều được thiết kế để kích thích giác quan, khai thác tối đa sự tò mò khám phá tài năng tiềm ẩn của con người --> những thứ mà đời thật hiếm có
4. Luôn có phần thưởng nhỏ cho thành công nhỏ, phần thưởng lớn cho thành công lớn --> luôn được động viên kịp thời --> mê
5. Giúp người ta có khoảng thời gian quên đi những "mệt mỏi", những con người khó chịu trong đời thực --> tương tự như rượu, ma túy --> nghiện --> mê
Liệu có một đề án nhân sự nào tạo động lực và làm được 5 điều này ?