Các bạn có bao giờ tự hỏi : các chỉ số toeic phản ánh điều gì? Tôi làm nhân sự lâu rồi, giờ mới biết điều này. Không phải ngẫu nhiên người ta đòi hỏi chỉ số này chỉ số nọ. Nào giờ mời các bạn đọc:
Từ 250 tới 350 điểm: Có khă năng sử dụng tiếng Anh hạn chế trong công việc, và chỉ có thể hiểu những câu giao tiếp đơn giản.
Từ 350 – 550 điểm: Phản ánh năng lực giao tiếp tiếng b Anh ở mức độ trung bình, chỉ phù hợp với những tình huống giao tiếp ngắn gọn hay các loại văn bản đơn giản, và thông thường những người ở khung điểm này cần có sự hỗ trợ của từ điển và sách tiếng Anh thì mới có thể hiểu hết ý của người đối thoại. Đây là mức độ tiếng Anh yêu cầu đối với nhân sự cấp thấp, họ có thể chào đón và tiếp khách bước đầu bằng tiếng Anh, hay kiểm tra và trả lời email ở mức độ đơn giản…
Từ 550 tới 650 : Phản ánh năng lực giao tiếp tiếng Anh trung bình khá. Những người đạt điểm thi TOEIC này có thể đảm nhận các vị trí nhóm trưởng hoặc trưởng phòng trong các công ty hoặc tổ chức nước ngoài, có khả năng hỗ trợ nhân sự của mình làm việc bằng tiếng Anh, tham gia một phần và việc tổ chức các cuộc họp hay hội thảo bằng tiếng Anh, và tự thực hiện các bài thuyết trình tiếng Anh ngắn.
Từ 650 – 800: Phản ánh năng lực giao tiếp tiếng Anh khá. Những người đạt mức điểm này có khả năng tham dự các cuộc hội thảo, hội nghị bằng tiếng Anh một cách độc lập và chủ động mà không cần sự hỗ trợ nào khác. Đây cũng là mức độ tiếng Anh yêu cầu đối với các cấp trưởng phòng trở lên ở các công ty nước ngoài.
Từ 800 – 900: Phản ánh năng lực giao tiếp tiếng Anh giỏi. Đây là mức tiếng Anh yêu cầu đối với những người giữ những cương vị như giám đốc chi nhánh, giám đốc bộ phận hay là lãnh đạo các phòng ban của công ty nước ngoài. Những người đạt điểm TOEIC trong khoảng này có thể thuyết trình độc lập về công ty với những bài thuyết trình dài được chuẩn bị trước, và có thể đàm phán các hợp đồng kinh tế và các thoả thuận hợp tác với đối tác nước ngoài bằng tiếng Anh.
Từ 900 – 990: phản ánh năng lực sử dụng tiếng Anh hoàn toàn thành thạo và không còn rào cản ngôn ngữ trong công việc. Các giám đốc công ty hoặc tổ chức nước ngoài thường có trình độ tiếng Anh này. Họ hoàn toàn đủ khả năng đánh giá vấn đề, đàm phán và thống nhất các điều khoản hợp tác với các đối tác, và hoàn toàn chịu trách nhiệm cá nhân về sự chính xác trong các quyết định của mình.
Đấy, bạn làm tuyển dụng giờ đã biết công ty mình cần nhân viên điểm toeic bao nhiêu rồi nhé. Tất nhiên là chúng ta sẽ không tuyển người có toeic 900 về chỉ để làm nhân viên cả. Nên nếu thấy người có tiêu chuẩn này thì tôi khuyên bạn không nên tuyển. Có tuyển thì người ta cũng bỏ đi thôi bạn ạ. Chỉ số này còn dùng trong việc xây dựng từ điển năng lực. Rất hữu ích.
Cảm ơn bài viết rất thiết thực của anh. Chưa đến mức độ để xem xét năng lực ứng viên mà em đã tự cảm thấy mình đang ở tầm nào rồi. Buồn quá! hihi….
Em thì không đồng ý với anh KC khoản này lắm.
Trao đổi đàm phán với đối tác nước ngoài hay thuyết trình yêu cầu khả năng Speaking. Kiểm tra và reply email thì yêu cầu khả năng Writing. Mà cả 2 khoản này mới chỉ có ở IELTS và TOEFL, chứ kể cả TOEIC form mới vẫn chỉ là Listening và Reading.
Tuy vậy nhưng TOEIC thiên về lĩnh vực Kinh Tế hơn là IELTS và TOEFL thiên về học thuật…
Em thì lại nhìn nhận bài viết này ở một góc độ khác. Anh kc đề cập đến “kiểm tra và reply mail” nhưng là ở mức độ đơn giản. Vì với số điểm Toeic như vậy thì cũng không quan trọng lắm về kĩ năng viết quá chuyên sâu, mà cơ bản là ok. Nên một người có điểm Toeic như vậy ko cần thi qua IELTS hay TOEFL thì mới viết được.
Riêng về việc Toeic thiên về kinh tế hay IELTS và TOEFL thiên về học thuật, thì mình nghĩ anh kc quy số điểm về TOEIC để phân tích vì Toeic gần gũi và phổ biến hơn so với IELTS hay TOEFL. Và các công ty cũng thường yêu cầu mức cơ bản là TOEIC.
Đó là cảm nhận riêng của mình khi đọc bài viết này. Nếu có chỗ nào chưa ổn thì mong mọi người chỉ dạy thêm ah. ^^
Mình được 965 TOEIC và mình còn nhiều rào cản khi giao tiếp về cả viết và nói. Việc đánh giá này không đúng.