Sáng nay, tôi nhận được câu hỏi: "Cường ơi, khi nào rảnh xem qua giúp anh KPI này nhé". Thế là nhân lúc rảnh, tôi mở file ra để xem.
Rồi tôi gửi lại một số nhận xét: "Bản KPI của anh là:
- KPI theo kiểu cây gậy (chỉ phạt không thưởng)
- KPI này có lồng ghé đánh giá văn hóa (thái độ), điều chỉnh hành vi nên còn cảm tính
- Ngoài ra em nghĩ đã là quản lý cửa hàng thì còn thiếu 1 số KPI được gọi là quan trọng (key)"
Nhận xét xong, tôi nhớ đến những lần tôi đi tư vấn xây dựng hệ thống đánh giá hiệu quả công việc. “Cường ơi! Giúp anh xây KPI sao cho cứ có lỗi sai là phạt… phạt…phạt … cho anh”. Đây là câu tôi nghe khá quen khi đi tư vấn Xây dựng Hệ thống QTNS cho các công ty. Thoạt đầu tôi cũng khá ngạc nhiên. KPI phải gắn với thưởng … thưởng… thưởng mới đúng chứ. Đã áp dụng KPI thì cần phải theo quan điểm “càng làm nhiều càng thưởng lớn”. Hóa ra cuộc sống đa dạng hơn nhận thức của mỗi chúng ta. Sau khi gặp nhiều đơn vị , tỗi ngẫm ra 1 điều: KPI cũng có loại giống như cây gậy và có loại giống như củ cà rốt. Anh chị em có biết đâu là KPI “cây gậy” đâu là KPI “cà rốt”?
Trước khi trả lời, đầu tiên, KPI ý tôi nói ở đây là thức đo đánh giá hiệu quả công việc chứ không phải chỉ số hiệu quả cốt yếu.
Giờ chúng ta sẽ đi vào vấn đề chính.
Nếu trong bảng KPI của công ty anh chị mà nó chứa đựng những chỉ số “đen tối” như số lỗi, phàn nàn, hư hỏng …, cùng với đó là những chỉ số không bao giờ vượt như tỷ lệ 100% (tỷ lệ yêu cầu viết hóa đơn được đáp ứng hóa đơn 100%)… thì khả năng cao các KPI của anh chị chính là KPI kiểu cây gậy. Nếu chính sách thúc đẩy KPI có thiên hướng là phạt khi không hoàn thành thì chắc chắn là anh chị đang sở hữu các KPI “cây gậy”. Tôi thấy nhiều anh chị em CEO tư duy theo kiểu này. Nghe đồn tập đoàn tư nhân V… to nhất nước ta cũng hay cho nhân viên ăn “bim bim” khi không đạt KPI. Điều kiện để có thể dùng được “cây gậy” đó chính là thu nhập hay lương khủng. Lương càng khủng, gậy vụt càng đau thì nhân viên càng sướng.
Xin gửi anh chị em bức ảnh KPI kiểu cây gậy (Vui lòng xem hình - Đây chính là sản phẩm của các học viên lớp Kỹ thuật xây dựng BSC KPI G08 tại Hà Nội).
Ở một chiều ngược lại, nếu bảng KPI của anh chị em chứa đựng những chỉ số “tươi sáng” như số lời khen của khách hàng, số sản phẩm đạt chất lượng… Trong bảng KPI, chúng ta cảm giác được cái không khí càng làm nhiều càng được thưởng thì đây có thể coi như là KPI kiểu củ cà rốt. Như đã chia sẻ ở đầu, tôi thích KPI như này hơn. Khi cây gậy không có thì chúng ta sẽ dùng cà rốt ra để dụ lừa. Những công ty không có tiềm lực tài chính manh hay dùng cà rốt. Nhân viên chỉ vui khi có củ cà rốt ăn được. Còn nếu “cà rốt” có kiểu không tưởng thì tốt nhất không nên mang ra để dụ.
Ví dụ như dưới đây là KPI của công ty tôi. Trong bản này, tôi cố gắng đưa các chỉ số tươi sáng để anh em có thể phấn đấu và vượt qua:
Không biết KPI công ty anh chị là kiểu cây gậy hay cà rốt? Nếu có vui lòng reply vài dòng nhé!
Nguyễn Hùng Cường (mr KC24)