Tình cờ hôm nay tôi đọc được 1 bài viết trên vietnamnet. Bài viết chứa đựng nhiều thông tin và tôi chú ý nhất là tâm sự của 1 bạn nhân viên: “Bước sang tháng thứ 7, do thường xuyên phải đi bệnh viện để nhận thuốc, em làm đơn xin nghỉ để sinh con sớm hơn 2 tháng với lý do thai không khỏe. Sau khi sinh hơn 1 tháng, chồng em mất, công ty biết chồng em chết vì bệnh gì. Hết thời gian nghỉ đẻ, em tiếp tục đi làm được chục ngày, bên phòng tổ chức gọi em lên yêu cầu em nghỉ ở nhà một tháng, ăn lương cơ bản rồi bảo em đi xét nghiệm HIV, kết quả đưa cho giám đốc. Em không đi làm xét nghiệm và viết ngay giấy để dương tính vào đó. Vài hôm sau, cán bộ phòng tổ chức nhắn em lên và khuyên em viết đơn xin thôi việc vì làm việc chẳng may kim đâm vào tay chảy máu, mọi người sợ lây nhiễm. Nếu em nghỉ việc, lãnh đạo công ty sẽ trợ cấp cho em 10 triệu đồng. Đến nước này thì em không còn cách nào khác là viết đơn xin thôi việc”
Thú thực thì tôi chưa có kinh nghiệm ứng xử với những trường hợp như thế này. Tìm hiểu luật thì thấy rằng luật không cho phép công ty ép nhân viên đi thử máu và nhất là không cho phép bắt nhân viên nghỉ việc vì lý do bị HIV. Cách ứng xử của cán bộ phòng tổ chức như trên là khá khéo vừa vẹn tình vừa vẹn lý. Yêu cầu nghỉ 1 tháng và ăn lương cơ bản thì chưa đúng luật lắm. Nhưng ...
Nhỡ đâu người lao động biết luật và họ không đi khám, không nghỉ việc thì sao ? Lúc đó HR đành phải chấm dứt hợp đồng lao động không đúng luật. Và lại báo trước 45 ngày, trợ cấp mất việc ...
Mời cả nhà đọc để biết thêm, dính vào cái này nó khổ thế nào?
"Vợ chồng chị vốn làm nghề bán hàng thịt ở chợ nhưng từ khi chồng chị qua đời và mọi người biết là nguyên nhân vì HIV thì tự dưng chị cũng mất việc. Trước đấy hàng đang bán chạy nhưng giờ thì chẳng ai mua. Đồng vốn ngày càng bị thâm hụt. Ròng rã cả tháng trời, lợn thịt đem ra chợ bao nhiêu, lại mang về nhà bấy nhiêu, mấy mẹ con chị phải xẻ thịt, chế ruốc, mỡ... ăn dần. Đồng vốn tiêu tan, chị chuyển sang bán hoa quả, rồi cuối cùng là dưa cà muối nhưng cũng chẳng ai mua".
“Không có sức khỏe, nghề nghiệp lại chẳng có gì, đi chợ thì chẳng ai mua hàng của mình, em phải theo người làng lên Đa Hội, Bắc Ninh nhặt than, sắt vụn kiếm 2-3 chục mỗi ngày.
Nhưng đâu phải ngày nào cũng kiếm được ngần ấy tiền. Đi làm như vậy đã cực rồi, nhưng em bị mọi người hắt hủi ghê lắm. Họ chửi, đuổi mình không cho mình vào nhặt than, lại còn bảo “ngồi gần nó là lây AIDS đấy, đừng nói chuyện với nó”... Chẳng biết làm sao được, thôi thì họ đuổi đằng trước, mình chạy đằng sau, khi nào họ đi khỏi thì mình lại vào bãi để nhặt. Nếu không thì biết lấy đâu ra tiền để nuôi thân mình đây, chứ con em thì phải sống dựa hoàn toàn vào ông bà ngoại”
Còn dưới đây là một số điều luật :
Tại Nghị định69/2011/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực...
Điều 4. Vi phạm các quy định về thông tin, giáo dục truyền thông trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm
1. Phạt tiền đối với hành vi không tổ chức định kỳ 2 năm/lần việc phổ biến, tuyên truyền về phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm cho người lao động trong phạm vi quản lý với các mức sau đây:
a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cơ sở có sử dụng lao động dưới 50 người;
b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cơ sở có sử dụng lao động từ 50 người đến dưới 200 người;
c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cơ sở có sử dụng lao động từ 200 người đến dưới 500 người;
d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cơ sở có sử dụng lao động từ 500 người đến dưới 1.000 người;
đ) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cơ sở có sử dụng lao động từ 1.000 người đến dưới 1.500 người;
e) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cơ sở có sử dụng lao động từ 1.500 người đến dưới 2.500 người;
g) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với cơ sở có sử dụng lao động từ 2.500 người trở lên.
>> Anh chị em chú ý nhé. C tin là chúng ta nhiều người chưa biết điều này đâu đấy. Trong đào tạo nội bộ thì chúng ta sẽ có 1 buổi đào tạo về việc này.
Điều 14. Phòng, chống HIV/AIDS tại nơi làm việc
1. Người sử dụng lao động có các trách nhiệm sau đây:
a) Tổ chức việc tuyên truyền, giáo dục các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS, chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV trong cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân;
b) Bố trí công việc phù hợp với sức khỏe và trình độ chuyên môn của người lao động nhiễm HIV;
c) Tạo điều kiện cho người lao động tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS;
d) Các trách nhiệm khác về phòng, chống HIV/AIDS theo quy định của pháp luật.
2. Người sử dụng lao động không được có các hành vi sau đây:
a) Chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc gây khó khăn trong quá trình làm việc của người lao động vì lý do người lao động nhiễm HIV;
b) Ép buộc người lao động còn đủ sức khỏe chuyển công việc mà họ đang đảm nhiệm vì lý do người lao động nhiễm HIV;
c) Từ chối nâng lương, đề bạt hoặc không bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động vì lý do người lao động nhiễm HIV;
d) Yêu cầu xét nghiệm HIV hoặc xuất trình kết quả xét nghiệm HIV đối với người dự tuyển lao động, từ chối tuyển dụng vì lý do người dự tuyển lao động nhiễm HIV, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật này.