Làm sao tính được doanh thu công ty năm tới?

Giờ cũng là đầu tháng 11, thời điểm này chỉ còn 2 tháng nữa là hết năm. Nhìn vào mục tiêu doanh thu đầu năm, tự dưng tôi thấy buồn buồn. Khả năng cao công ty tôi sẽ không đạt mục tiêu nếu không tốc lực cố gắng. Có lẽ doanh thu năm nay sẽ bằng năm trước. Điều này tương đương với việc công ty tăng chi phí nhưng không tăng hiệu quả cuối cùng. Với vai là giám đốc thì đây là lỗi tại tôi. Tôi sẽ xem lại công tác đặt mục tiêu mới được.

Trong bài: "Lấy chỉ tiêu cho KPI chiến lược như thế nào khi trước đó tổ chưa từng có dữ liệu?"(https://blognhansu.net.vn/?p=25282), tôi đã đưa ra một số cách đặt mục tiêu chiến lược bao gồm cả ví dụ. Đây chính là ví dụ của công ty tôi. Tôi vẫn đang theo mục tiêu đó.

Xin gửi anh chị em chi tiết ví dụ cách tôi lên mục tiêu doanh thu, chi phí cho công ty: Tôi dựa vào các công thức tài chính và bắt đầu đưa ra các con số. Năm đầu tiên là tôi dựa vào dự báo kinh doanh các sản phẩm dịch vụ có thể bán được. năm sau tôi tiếp tục tăng doanh thu vào chi phí, sao cho doanh thu tăng 125% và chi phí tăng 115% qua các năm. Kết quả ra được bảng sau:

Năm
Doanh thu
Chi phí
+ 2020
764.839
924.672
+ 2021
956.049
970.905
+ 2022
1.195.061
1.067.996
+ 2023
1.493.826
1.174.795
+ 2024
1.867.283
1.351.015
+ 2025
2.334.103
1.688.768

Với những con số của bảng trên, các chỉ tiêu tài chính cho ra kết quả:
- Chi phí đầu tư ban đầu: 311.833 nghìn
- NPV (Giá trị hiện tại thuần): 658.306 đ Tiếp tục duy trì Công ty
- IRR (Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ): 118% Tiếp tục hoạt động công ty
- PI (Chỉ số lợi nhuận): 2,11 đ Tiếp tục công ty
- MIRR (Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ được điều chỉnh): 32% Tiếp tục hoạt động công ty
- PP (Thời gian thu hồi vốn): 4,0 Năm
Từ kết quả tôi dùng làm căn cứ xác định chỉ tiêu. Năm 2024, công ty tôi cần đạt doanh thu khoảng 1 tỷ 8 và chi phí khoảng 1 tỷ 3.

Liệu có cách nào tính doanh thu năm tới khác nữa không ngoài những cách đã nêu trong bài?

Xin trả lời là có. Tối nay học được 1 thước đo mới: “Tỷ Lệ Tăng Trưởng Nội Tại”. Đây là tỷ lệ tối đa mà công ty có thể đạt được khi không sử dụng nguồn tài trợ nào từ bên ngoài. Công thức:

Tỷ lệ tăng trưởng nội tại = (ROA x b) / (1 - ROA x b) + 1
Trong đó:
- b: Tỷ lệ lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư
- ROA: Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản.

Chi tiết về ROA: ROA (Return On Assets) là tỷ số lợi nhuận trên tài sản, là thước đo bao quát nhất khả năng sinh lợi của một doanh nghiệp, đo lường số lợi nhuận kiếm được trên mỗi đồng tài sản được đầu tư. Chỉ số ROA giúp các nhà đầu tư có cái nhìn rõ ràng hơn về độ hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp, trước khi đưa ra quyết định đầu tư của mình. Công thức tính ROA:

Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) = Lợi nhuận sau thuế / Tài sản * 100%

Trong đó:
- Lợi nhuận sau thuế: là lợi nhuận ròng dành cho cổ phiếu thường
- Tài sản: là tổng tài sản của doanh nghiệp
- ROA đơn vị tính %

Ứng dụng: Muốn biết doanh thu có thể tăng tối đa bao nhiêu thì lấy: Doanh thu năm cũ * Tỷ lệ tăng trưởng nội tại.

Áp dụng vào công ty tôi:
- Lợi nhuận sau thuế năm 2023: 87 triệu
- Tổng tài sản doanh nghiệp: 1 tỷ 474
- ROA: = 87 / 1.474 *100 = 5.9 %
- % lợi nhuận giữ lại b = 100%
- Tỷ lệ tăng trưởng nội tại = (ROA * b) / (1 - ROA * b) + 1 =(5,9% * 100%) / (1 - (5,9% * 100%)) + 1 = 1,063
- Doanh thu năm trước: 1,67 tỷ
- Suy ra doanh thu tối đa năm tới có thể đạt được = Doanh thu năm cũ * Tỷ lệ tăng trưởng nội tại = 1,67 * 1,063 = 1,774 tỷ.

Kết luận mục tiêu doanh thu 2024:
- Nếu theo con số được tính toán từ lúc mở công ty: 1,867 tỷ.
- Nếu theo tỷ lệ tăng trưởng nội tại: 1,774 tỷ

Công thức hay. Trước giờ toàn lấy theo mức độ tăng của nền kinh tế, lạm phát, tăng trưởng ngành. Tuyệt vời quá!

Nguyễn Hùng Cường (kinhcan24)
Tư vấn xây dựng hệ thống QTNS bài bản

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *