Quy định về thuế thu nhập cá nhân đối với chi phí lương thưởng, phụ cấp như thế nào? Cùng Blognhansu tìm hiểu nhé!
1. Điều kiện để đưa chi phí lương thưởng vào chi phí công ty khi tính thuế TNCN
Để đưa chi phí lương, thưởng, phụ cấp vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập cá nhân cần có các giấy tờ pháp lý sau:
- Hợp đồng lao động giữa người lao động với doanh nghiệp;
- Quy chế của doanh nghiệp về lương thưởng, phụ cấp;
- Quyết định tăng lương của doanh nghiệp;
- Bảng chấm công chi tiết hàng tháng;
- Bảng chi thanh toán (có chữ ký của nhân viên);
- Xây dựng thang bảng lương;
- Phiếu chi thanh toán lương nhân viên, hoặc chứng từ thanh toán qua ngân hàng;
- Trường hợp cá nhân ủy quyền quyết toán thuế thay thì phải có mã số thuế và giấy ủy quyền quyết toán thuế thay;
- Quyết định cử đi công tác, hóa đơn, giấy đi đường;
- Tờ khai thuế TNCN hàng tháng hoặc quý;
- Tờ khai quyết toán thuế TNCN cuối năm;
- Chứng từ nộp thuế TNCN (nếu có).
2. Các khoản thu nhập chịu thuế và thu nhập miễn thuế thu nhập cá nhân
2.1. Các khoản thu nhập chịu thuế TNCN
- Thu nhập lương và phụ cấp: Lương cơ bản, thưởng, phụ cấp cho người lao động và các khoản phụ cấp khác;
- Thu nhập từ hoạt động kinh doanh và cung cấp dịch vụ: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, cung cấp dịch vụ và các khoản thu nhập từ nghề tự do;
- Thu nhập từ lợi tức đầu tư: Cổ tức, lợi nhuận từ chứng khoán và các nguồn đầu tư khác;
- Thu nhập từ bất động sản: Cho thuê nhà, bán nhà và các giao dịch bất động sản;
- Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản: Chuyển nhượng bất động sản, bán nhà hoặc đất;
- Thu nhập từ các hoạt động nghệ thuật và văn hóa: Biểu diễn nghệ thuật, sáng tác và các hoạt động liên quan;
- Thu nhập từ tiền thưởng và quảng cáo: Tiền thưởng và thu nhập từ hoạt động quảng cáo.
2.2. Các khoản thu nhập không chịu thuế TNCN (thu nhập miễn thuế TNCN)
(1) Thu nhập từ việc chuyển nhượng bất động sản giữa vợ và chồng, cha mẹ đẻ với con đẻ, cha mẹ nuôi với con nuôi, cha mẹ chồng với con dâu, bố mẹ vợ với con rể, ông bà nội với cháu nội, ông bà ngoại với cháu ngoại hay anh chị em ruột trong gia đình;
(2) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản gắn với đất ở trong trường hợp cá nhân đó chỉ có duy nhất một nhà ở, quyền sử dụng đất tại Việt Nam;
(3) Khoản thu nhập từ quyền sử dụng đất được nhà nước giao không phải chi trả hoặc được giảm tiền sử dụng đất;
(4) Khoản thu nhập nhận từ thừa kế, khoản quà tặng là bất động sản giữa vợ và chồng, cha mẹ đẻ với con đẻ, cha mẹ nuôi với con nuôi, cha mẹ chồng với con dâu, bố mẹ vợ với con rể, ông bà nội với cháu nội, ông bà ngoại với cháu ngoại hay anh chị em ruột trong gia đình;
(5) Khoản thu nhập từ lãi tiền gửi tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nhà nước, lãi bảo hiểm nhân thọ, lãi trái phiếu Chính phủ;
(6) Khoản thu nhập từ kiều hối;
(7) Thu nhập từ việc làm ban đêm, thêm giờ được trả cao hơn tiền lương làm việc vào ban ngày;
(8) Khoản lương hưu do quỹ BHXH trả theo quy định;
(9) Khoản thu nhập từ học bổng;
(10) Khoản thu nhập từ bồi thường bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe cho nhân viên, bồi thường khi bị tai nạn lao động, khoản bồi thường hỗ trợ theo quy định của pháp luật, các khoản nhà nước bồi thường và những khoản khác theo quy định;
(11) Khoản thu nhập nhận từ các quỹ từ thiện được nhà nước có thẩm quyền cho phép hoạt động;
(12) Khoản thu nhập được nhận từ nguồn viện trợ của nước ngoài.
Ngoài ra, Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về các quy định khác liên quan đến nhân sự thì có thể tham khảo Bộ tài liệu Quản trị nhân sự. Bộ tài liệu về hệ thống Quản trị nhân sự iCPO 4.0 dành cho tất cả anh chị đang làm nghề nhân sự, có thể trả lời 90% các yêu cầu về tài liệu nhân sự không giới hạn. Cụ thể:
- 10+ Quy trình hành chính - nhân sự: quy trình đào tạo, quy trình tuyển dụng, quy trình onboarding, quy trình sa thải, …
- 100+ Mô tả công việc chuyên sâu: Marketing, kế toán, kinh doanh, sản xuất, pháp lý, …
- 50+ Bộ câu hỏi phỏng vấn nhiều vị trí: IT, kế toán, marketing, HR, …
- 10 Báo cáo mẫu nhân sự: tình hình nhân sự, đào tạo, nghỉ việc, thử việc, chi phí tuyển dụng, ...