Có thể nói đánh giá thực hiện công việc của nhân viên là vô cùng quan trọng trong doanh nghiệp. Mọi doanh nghiệp đều phát triển dựa trên năng suất và hiệu quả của mỗi thành viên. Do đó, tổ chức cần lựa chọn phương pháp đánh giá hiệu suất phù hợp. Cùng Blognhansu tìm hiểu 12 phương pháp phổ biến hiện nay nhé!
1. Phương pháp đánh giá hiệu suất là gì?
Đánh giá hiệu suất hay hiệu quả công việc là một quá trình được thực hiện hàng tháng/năm để đánh giá năng suất và chất lượng công việc. Thông qua quá trình thu thập, phân tích, đánh giá các thông tin liên quan đến tình hình công việc của một cá nhân, phong ban hoặc hệ thống.
Dựa trên những phương pháp đánh giá hiệu suất, các nhà quản lý sẽ có cái nhìn tổng quan về hiệu quả làm việc của nhân viên, phòng ban và hệ thống. Qua đó, những mục tiêu, kế hoạch phù hợp trong tương lai sẽ được đưa ra.
2. Tại sao cần phương pháp đánh giá hiệu suất trong doanh nghiệp?
Một số doanh nghiệp đã gặp phải những vấn đề nghiêm trọng vì thiếu đi kinh nghiệm trong việc xây dựng và duy trì hệ thống đánh giá nhân lực. Vậy nên, áp dụng phương pháp đánh giá hiệu suất đóng vai trò quan trọng.
Khi doanh nghiệp, nhà quản trị đánh giá đúng năng lực của nhân viên thì việc phân bổ nhân sự sẽ trở nên dễ dàng hơn. Nhờ vậy, khả năng của nhân viên có thể phát huy tối đa. Hơn nữa, nhân viên được đánh giá đúng cũng sẽ hài lòng vì bản thân được công nhận và có động lực để cống hiến.
Bên cạnh đó, đánh giá hiệu quả công việc và giao việc cho nhân viên có ảnh hưởng trực tiếp tới việc duy trì và phát triển nhân lực trong doanh nghiệp. Do đó, hệ thống này cần xây dựng một cách chặt chẽ và phù hợp với quy mô cũng như văn hóa của doanh nghiệp.
3. Tổng hợp 12 phương pháp đánh giá hiệu suất phổ biến
3.1 Phương pháp đánh giá hiệu suất thường gặp
# Phương pháp Thẻ điểm cân bằng (BSC)
Phương pháp đánh giá hiệu suất Thẻ điểm cân bằng (BSC) là xây dựng một hệ thống kế hoạch & quản trị về mặt chiến lược. Mục đích là định hướng hoạt động kinh doanh theo tầm nhìn, chiến lược của tổ chức, theo dõi hiệu quả vận hành của doanh nghiệp so với mục tiêu ban đầu đã đề ra.
Thẻ điểm cân bằng (BSC) thiết lập hệ thống đo lường hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp theo 4 thước đo chính là tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ và đào tạo & phát triển. Đây cũng được xem là phương pháp quản trị hiệu suất phổ biến trong các doanh nghiệp hiện nay.
# Phương pháp KPI (Chỉ số đánh giá hiệu suất)
KPI là chỉ số hiệu suất quan trọng khi đánh giá sự phát triển của cá nhân, phòng ban hay tổ chức. Doanh nghiệp sử dụng KPI ở nhiều cấp độ khác nhau để có thể đánh giá quá trình thực hiện và khả năng hoàn thành mục tiêu chiến lược đã đưa ra.
Phương pháp đánh giá hiệu suất này đưa ra một bộ chỉ tiêu có thể đo lường hiệu quả, để có căn cứ lên kế hoạch cho những mục tiêu sau. Từ đó, đưa ra sự so sánh và đánh giá mức độ thay đổi hiệu suất dựa vào từng giai đoạn.
Ngoài ra, phương pháp KPI theo dõi chất lượng kịp thời để đưa ra các chính sách quản trị bám sát với mục tiêu ban đầu hướng tới, đo lường hiệu quả dự án và hiệu suất nhân sự để tối ưu nguồn lực cho doanh nghiệp.
# Phương pháp OKR
OKR (Objectives and Key Results) là một phương thức quản lý biến thế của Quản lý theo mục tiêu với mục đích kết nối tổ chức, bộ phận và cá nhân để đảm bảo tất cả thành viên trong tổ chức đi theo đúng hướng đã đề ra.
Phương pháp OKR là công thức đánh giá công việc đơn giản, linh hoạt. Chẳng hạn: bạn sẽ thực hiện (mục tiêu) và nó sẽ được đo lường bằng (các chỉ số theo dõi kết quả). Các chỉ số theo dõi kết quả sẽ là công cụ được sử dụng để đo lường tiến trình đạt được mục tiêu.
3.2 Phương pháp đánh giá hiệu suất khác
# Phương pháp thang đánh giá đồ thị (Graphic Rating Scales)
Phương pháp đánh giá hiệu suất Graphic Rating Scales là một hình thức nhà quản lý chỉ cần kiểm tra, theo dõi mức độ hiệu quả công việc dựa vào 3 hoặc 5 cấp độ từ rất kém, kém, bình thường, tốt đến rất tốt . Được biết đây là phương pháp lâu đời nhất và được sử dụng nhiều nhất để đánh giá kết quả công việc của người lao động.
# Phương pháp xếp hạng danh phục (Weighted Checklist Methods)
Với phương pháp này, mức độ thực hiện công việc được đánh giá dựa theo một danh sách đầu mục liệt kê hành vi thể hiện sự hiệu quả hay không hiệu quả đã được chuẩn bị trước đó.
# Phương pháp quản lý theo mục tiêu MBO (Management by Objective)
MBO là một cách thức trong đó nhà quản lý đặt ra những mục tiêu cho nhân viên, định lỳ đánh giá, theo dõi hiệu suất và có khen thưởng phù hợp theo kết quả.
Phương pháp đánh giá hiệu suất MBO bao gồm các mục sau:
+ Xây dựng mục tiêu theo sự đồng thuận, thống nhất giữa nhân viên và cấp quản lý.
+ Tập trung vào kết quả thay vì phương pháp thực hiện.
+ Nhân viên được chủ động trong quá trình thực hiện công việc của mình.
+ Thường áp dụng ở cấp quản lý cao nhất của doanh nghiệp.
# Phương pháp xếp hạng hiệu suất công việc (Performance Ranking Method)
Xếp hạng hiệu suất là phương pháp đánh giá hiệu suất nhân viên từ kém nhất đến tốt nhất. Thông qua kết quả so sánh, nhà quản lý sẽ dễ dàng theo dõi, quan sát được hiệu quả làm việc của nhân viên dựa trên một số tiêu chí nhất định.
# Phương pháp xếp hạng theo phân phối định sẵn (Forced Ranking)
Đây là phương pháp đánh giá hiệu suất để xếp hạng nhân viên theo thứ tự như đã quy định từ trước. Nhờ kết quả của Forced Ranking mà nhà quản lý có căn cứ để trọng dụng đúng người, tránh bỏ lỡ người tài.
# Phương pháp phân phối bắt buộc (Incident Method)
Incident Method đánh giá nhân viên trên cơ sở bắt buộc nhất định. Ví dụ: nhân viên đạt được 15% xuất sắc, 75% trung bình và 10% yếu thì 15% nhân viên sẽ được đề bạt tăng lương và 10% nhân viên yếu sẽ bị gia hạn tăng lương, xem xét cho nghỉ việc.
Ưu điểm của Incident Method là bắt buộc quản lý phải ra quyết định, đánh giá chính xác năng lực thực của nhân viên. Đồng thời, nâng cao năng lực, hiệu quả làm việc của người lao động.
Nhưng phương pháp đánh giá này cũng có những nhược điểm như vô tình làm tăng sự cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa nhân viên, làm giảm đi sự hợp tác và ảnh hưởng đến tinh thần làm việc.
# Phương pháp đánh giá 360 độ (360 Feedback)
Phương pháp đánh giá hiệu suất 360 độ không chỉ dành cho cấp trên đánh giá cấp dưới mà còn là sự đánh giá của cấp dưới cho cấp trên, người đồng cấp, bên thứ ba (khách hàng lâu năm, nhà cung cấp, …) đánh giá.
Việc này giúp cho người đánh giá/người được đánh giá có cái nhìn khách quan, đa chiều. Nhưng đôi khi nó cũng là nguyên nhân gây ra mâu thuẫn nội bộ.
# Phương pháp định lượng
Phương pháp định lượng sẽ đánh giá theo 3 bước cơ bản:
+ Bước 1: Xác định những yêu cầu chính để thực hiện công việc.
+ Bước 2: Phân loại các yêu cầu theo từng mức độ trong thang đánh giá là xuất sắc, khá, trung bình, yếu và kém. Hãy nhớ rằng mỗi mức độ đánh giá cần phải có quy định rõ ràng.
+ Bước 3: Đánh giá từng yếu tố một trong tổng các yếu tố đã đưa ra.
# Phương pháp đánh giá nỗ lực (Essay Valuation Method)
Phương pháp đánh giá nỗ lực yêu cầu nhà quản trị diễn tả điểm mạnh và điểm yếu của nhân viên trong quá trình thực hiện công việc. Essay Valuation Method là một kỹ thuật phổ biến thường được sử dụng kết hợp với phương pháp đánh giá hiệu suất Graphic Rating Scales (thang đánh giá đồ thị).
Kỹ năng phối hợp cực kỳ quan trọng trong quá trình thực hiện công việc nhưng phối hợp sao cho hiệu quả lại là một bài toán của doanh nghiệp.
Lời kết,
Trên đây là các phương pháp đánh giá hiệu suất thường gặp trong doanh nghiệp. Để phát triển hơn, nhà quản trị nên lựa chọn phương pháp phù hợp với quy mô và văn hóa tổ chức. Mong rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn. Hẹn gặp trong những bài viết tiếp theo!