Đêm khuya lắc khuya lơ, đèn nhà ai sáng thế ? Nửa đêm ôn lại luật. Rất mong cả nhà cùng comment. Ai thấy đúng bảo đúng, ai thấy sai cần sửa cũng mong mọi người bảo giúp. Chuyện là thế này, tôi thấy có stt của bạn Hieu Nguyen trên facebook như sau:
Đọc xong stt, tôi cũng rà lại luật thì thấy như sau: Điều 89 của Luật BHXH 2014 số 58/2014/QH13:
Khoản 3 điều 89 này: "Trường hợp tiền lương tháng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 lần mức lương cơ sở." đã được tôi bình ở bài: Mức tối đa được đóng BHXH và BHTN tối đa là bao nhiêu ? - https://goo.gl/54vs6v
Còn khoản 2: Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.
Tức là: LƯƠNG THÁNG ĐÓNG BHXH = MỨC LƯƠNG + PHỤ CẤP LƯƠNG + CÁC KHOẢN BỔ SUNG KHÁC.
Sau đó chúng ta có Thông tư 59/2015/TT-BLDTBXH quy định ở điều 30:
có khoản 3 nói rằng: Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động theo khoản 11 Điều 4 của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động.
Do khoản 3 này lại nằm dưới khoản 2: Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương theo quy định tại khoản 1 Điều này và các khoản bổ sung khác theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH.
Nên chúng ta có thể hiểu: "LƯƠNG THÁNG ĐÓNG BHXH = MỨC LƯƠNG + PHỤ CẤP LƯƠNG + CÁC KHOẢN BỔ SUNG KHÁC - CÁC KHOẢN CHẾ ĐỘ VÀ PHÚC LỢI KHÁC" được áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi
Còn từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2017 hiểu là: "LƯƠNG THÁNG ĐÓNG BHXH = MỨC LƯƠNG + PHỤ CẤP LƯƠNG - CÁC KHOẢN CHẾ ĐỘ VÀ PHÚC LỢI KHÁC"
Cách hiểu này có đúng không cả nhà ?
Còn đây là Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH, mọi người đọc thêm:
Trong điều 4 này, ta thấy CÁC KHOẢN BỔ SUNG KHÁC bao gồm cả CÁC KHOẢN CHẾ ĐỘ VÀ PHÚC LỢI KHÁC. Và đây là điều 103 luật lao động:
Rõ ràng Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi:
- Theo luật BHXH: LƯƠNG THÁNG ĐÓNG BHXH = MỨC LƯƠNG + PHỤ CẤP LƯƠNG + CÁC KHOẢN BỔ SUNG KHÁC.
- Còn theo Thông tư 59/2015/TT-BLDTBXH: LƯƠNG THÁNG ĐÓNG BHXH = MỨC LƯƠNG + PHỤ CẤP LƯƠNG + CÁC KHOẢN BỔ SUNG KHÁC - CÁC KHOẢN CHẾ ĐỘ VÀ PHÚC LỢI KHÁC
Theo Điều 83 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 quy định về việc áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật như sau:
“1. Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực.
Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực. Trong trường hợp văn bản có hiệu lực trở về trước thì áp dụng theo quy định đó.
2. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.
3. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành mà có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản được ban hành sau.
4. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật mới không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra trước ngày văn bản có hiệu lực thì áp dụng văn bản mới”.
Như thế chúng ta có thể hiểu rằng chúng ta sẽ áp dụng theo Thông tư 59/2015/TT-BLDTBXH: LƯƠNG THÁNG ĐÓNG BHXH = MỨC LƯƠNG + PHỤ CẤP LƯƠNG + CÁC KHOẢN BỔ SUNG KHÁC - CÁC KHOẢN CHẾ ĐỘ VÀ PHÚC LỢI KHÁC cho đến khi có thông tư khác bãi bỏ điều này. Vậy chúng ta phải lo gì khi đã có thông tư 59 ?
Tái bút 9/10/2017: Nếu có anh chị nào đang tìm từ khóa "cách xây dựng thang bảng lương đóng BHXH từ 01/01/2018", có lẽ bài viết này sẽ hữu ích với anh chị: Hướng dẫn xây dựng bảng lương 2018 ( https://goo.gl/YeZTew )
Chào anh Hùng Cường,
Anh cho tôi hỏi, hiện công ty tôi đang đóng BHXH dựa trên mức lương cơ bản. Tiền lương còn lại chia thành các phụ cấp như: điện thoại, xăng xe, thuê nhà, nuôi con nhỏ, giữ trẻ….
Theo như tôi được biết từ 2018 sẽ phải đóng tiền BHXH dựa trên lương cơ bản và toàn bộ phụ cấp nêu trên. Tuy nhiên đọc bài này thì lại thấy chốt là vẫn theo thông tư 59/2015/TT-BLDTBXH: LƯƠNG THÁNG ĐÓNG BHXH = MỨC LƯƠNG + PHỤ CẤP LƯƠNG + CÁC KHOẢN BỔ SUNG KHÁC – CÁC KHOẢN CHẾ ĐỘ VÀ PHÚC LỢI KHÁC.
Không biết là 2018 sẽ đóng như thế nào, vì luật mình chồng chéo quá? Anh Hùng Cường có thể thông não cho tôi biết sẽ phải đóng kiểu gì? Để tôi còn chuẩn bị sẵn tinh thần làm lại quy chế lương.
Cảm ơn anh rất nhiều.
Hi anh. Vẫn chưa có gì thay đổi cả cho đến 26/6 này. Vẫn theo 59 anh ạ.
Cảm ơn bài viết rất hữu ích của anh Hùng Cường!
Em có bổ sung thêm một thông tin nữa là
Tại điểm 2.2 và 2.3 mục 2 Điều 6 quyết định Số 595/QĐ-BHXH ngày 14 tháng 4 năm 2017 có hướng dẫn cụ thể tiền lương đóng BHXH bắt buộc từ ngày 01/01/2018 như sau:
“2.2. Từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương, phụ cấp lương theo quy định tại Điểm 2.1 Khoản này và các khoản bổ sung khác theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH.
2.3. Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong HĐLĐ theo 11 Điều 4 của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP.”
Như vậy 1 lần nữa khẳng định lại là cả Luật Bảo hiểm xã hội và Luật lao động đều quy định mức đóng BHXH bắt buộc từ năm 2018 sẽ đóng như bài viết trên của anh Cường.
Cả nhà cho hỏi, hiện nay có văn bản nào quy định rõ mức tối đa của từng loại phụ cấp ko phải đóng BHXH và phải đóng BHXH cho năm 2018 chưa? hay chỉ quy định tối đa mức chung của đóng BHXH, BHYT và BH thất nghiệp thôi?
Có anh ạ! Bên tài chính có quy định. Tổng các loại phụ cấp không được > (lớn hơn) 1 tháng lương.
Ngoài ra còn có các quy định phác như: trang phục, ăn uống ..
em cũng đang thắc mắc về 14 khoản không phải đóng BH từ ngày 1/1/2018, nếu không qui định mức tối đa và có qui chế thì tất cả các doanh nghiệp sẽ lách vào 14 khoản này. như anh nói có qui định mức tối đa, anh cho em xin Luật hoặc hướng dẫn để em tìm hiểu thêm, các mức này ai thì được hưởng và mức hưởng bao nhiêu là tối đa?
Bạn tìm trên blog giúp. Cường có một bài viết về vấn đề bạn quan tâm đấy ạ!
Anh có thể chia sẻ thêm về việc đóng BHXH cho người nước ngoài từ 1.1.2018 không? Cám ơn anh !
Anh ơi cho em hỏi, em lương 10t triệu, trên hợp đồng ghi mức lương cơ bản là 6 triệu. Còn lại là lương theo KPI, mỗi tháng sẽ thay đổi, nhưng trung bình là 4 triệu/tháng. Vậy khoản lương KPI này có đóng BH ko anh? Cảm ơn anh rất nhiều.
Không bạn ạ!
Kính gửi: Mr. Hùng Cường
Cường cho mình hỏi từ 1/1/2018 nếu Cty đóng BHXH theo cách như thế này có đúng Luật không: BHXH 6 triệu (đóng), các khoản chế độ 4-5 triệu (nhỏ hơn lương đóng BHXH), tiền thưởng hàng tháng từ 8-10 triệu.
Như vậy khoản tiền thưởng hàng tháng này có Quy định nào về mức giới hạn không??? hay nó có bắt buộc phải bằng lương đóng BHXH không?
Hi anh. Cường chưa thấy điều luật nào quy định tiền thưởng phải nhỏ hơn lương đóng BHXH cả.
Anh Cường ơi cho em hỏi các khoản phụ cấp không tính đóng BHXH như tiền hỗ trợ nhà ở thì bắt buộc phải có những chứng từ gì thì hợp lệ ạ? Còn xăng xe, điện thoại bắt buộc phải có hóa đơn đúng không anh?
Hi chị. Việc này chị hỏi phòng kế toán sẽ biết rõ hơn đáy chị!
Chào anh Cường, em là nhân sự mới vào nghề nên còn gặp nhiều khó khăn. Hiện tại em thấy
HĐLĐ của chị đi trước và hiện nay có một số trường hợp thử việc sai thời gian quy định tại điều 27 của Bộ luật lao động 2012. Ví dụ bảo vệ có thời gian thử việc là 2 tháng; trung cấp, sơ cấp nghề có thời gian thử việc 02 tháng. Xin anh Cường tư vấn giúp em với lỗi như trên thì phải khắc phục hoặc hạn chế tổn thất thì bằng cách nào? trường hợp vị thanh tra lao động xử phạt thì phạt ra sao, theo từng NLĐ hay phạt chung cho cả hành vi vi phạm? Mong nhận được phản hồi từ anh Cảm ơn anh rất nhiều!
Theo mình thì mình nên ký lại hợp đồng lao động cho đúng.
Anh cho em hỏi là từ năm 2018 em thấy có thêm các khoản bổ sung khác phải đóng bảo hiểm, em đang không rõ lương KPI có bị tính trong các khoản bố sung này không.Ví dụ trên bảng lương của em thể hiện: lương cơ bản 5.000.000đ, lương KPI cố định: 5.000.000đ và căn cứ vào tỷ lệ KPI mà mức lương KPI mỗi tháng sẽ biến động. Vậy em có phải đóng bảo hiểm phần lương KPI không ạ? Vì theo em đọc thì em hiểu là lương hiệu quả công việc dưới dạng doanh số không xác định được mức lương cố định từ đầu nên ko phải tính đóng bảo hiểm, còn nếu lương hiệu quả công việc mà có một mức cố định xác định từ trước rồi thì sẽ phải đóng bảo hiểm phải không ạ?
Rất mong nhận được phản hồi của anh
Phần KPI đó không phải tính vào BH bạn ạ!