Thẻ điểm cân bằng – Balanced Scorecard – BSC là gì ? Đầu năm mới, dân tình người thì liên hoan, người thì về quê, người thì đi chơi, ai cũng hỉ hả, kể cả các HR. Rồi thì mọi người lại thi nhau viết tổng kết. (Tôi cũng thế nhưng do bản thân sinh ra vào gần cuối năm nên tổng kết có sớm hơn mọi người). Còn tôi thì lại điểm một vài mục tiêu cần làm trong năm mới. Làm xong, ngắm nghía lại cái mục tiêu mới nhớ ra BSC. Thôi thì lại ngồi điểm qua lại 1 chút BSC cho thông não vậy.
Định nghĩa thì hẳn ai cũng biết: “Thẻ điểm cân bằng – Balanced Scorecard – BSC: là một tập hợp các thước đo hiệu suất bắt nguồn từ chiến lược tổ chức, thể hiện thông qua một hệ thống thẻ điểm được phân tầng tới các cấp độ và cá nhân
Mỗi thẻ điểm gồm 4 khía cạnh: Tài chính + khách hàng + quy trình nội bộ + học hỏi & Phát triển
BSC thì áp dụng nhiều ở cấp doanh nghiệp, và giờ có vẻ các cá nhân họ cũng đang tìm cách vận vào thân. Nhưng vận như thế nào thì cả là một vấn đề. Tôi thấy mọi người thường biến đổi thành: bên trong (quy trình nội bộ) – bên ngoài (khách hàng) – tài chính – học hỏi & phát triển.
Để hiểu về BSC có thể nhìn vào các slide dưới đây của OCD để biết hơn:
Các bước triển khai BSC:
Xây dựng bản đồ chiến lược
Một ví dụ cụ thể:
Một ví dụ nữa của Southwest Airline’s BSC:
Cụ thể hóa ra các tiêu chí KPI
Nhìn vào những slide trên thì chúng ta có thể thấy những điều cơ bản về BSC. Nhưng để làm được thì không dễ dàng gì. Để cụ thể hơn chúng ta cùng nhìn ví dụ ở đây nữa: Đây là bảng chỉ tiêu đánh giá theo phương pháp bảng điểm cân bằng.
Phân loại:
A và B - những chỉ tiêu cần định kỳ báo cáo cho lãnh đạo công ty, trong đó A là chỉ tiêu trọng yếu.
C - những chỉ tiêu khối theo dõi và chỉ báo cáo công ty khi có yêu cầu
Trọng số:
-Tổng trọng số 4 mục tiêu của BSC (Tài chính + Khách hàng + Nội bô + Học hỏi & phát triển) là 100%
-Tổng trọng số của các chỉ tiêu trong một mục tiêu là 100 %
Cách cho điểm
1, Điểm của chỉ tiêu được tính dựa trên kết quả thực tế so với kế hoạch:
+ Đạt 100 điểm nếu kết quả thực tế vừa đúng so với kế hoạch
+ Cộng (+) 1 điểm nếu thực tế tốt hơn so với kế hoạch 1%. Cộng tối đa 100 điểm cho một chỉ tiêu
+ Trừ (-) 2 điểm nếu thực tế “tệ” hơn so với kế hoạch 1%. Điểm trừ tối đa là hết số điểm của mục tiêu
+ Các chỉ tiêu quy định ngày ban hành/hoặc ngày đưa vào ứng dụng..., nếu chậm 1 tháng sẽ trừ 20% số điểm của chỉ tiêu đó.
+ Các chỉ tiêu liên quan đến báo cáo "Kịp thời/đúng hạn":
++ Nếu báo cáo tháng: chậm 1 ngày trừ 3 điểm của chỉ tiêu đó
++ Nếu báo cáo Quý : chậm 1 Tuần trừ 3 điểm của chỉ tiêu đó
++ Nếu báo cáo năm : chậm 1 tuần trừ 5 điểm của chỉ tiêu đó
2, Tổng điểm thực hiện cuối kỳ được tính bằng công thức sau:
Tổng điểm thực hiện = ∑ ((điểm chỉ tiêu) x (trọng số của chỉ tiêu) x (trọng số của nhóm))
3, Nếu kết quả đúng như kế hoạch, tổng điểm thực hiện sẽ là 100 điểm
4, Nếu kết quả vượt kế hoạch, tổng điểm thực hiện sẽ là lớn hơn 100 điểm
Đánh giá hoàn thành kế hoạch:
a - Đơn vị được xem là hoàn thành kế hoạch nếu có tổng điểm thực hiện từ 100 điểm trở lên (ĐK cần), đồng thời tất cả các chỉ tiêu A phải đạt tối thiểu 80 điểm trở lên, trong đó chỉ tiêu "Lãi gộp khối" phải đạt từ 90 điểm trở lên (ĐK đủ).
b - Đơn vị xem là không hoàn thành kế hoạch nếu không đạt được một trong 2 điều kiện nêu ở mục (a)
Đọc đến đây, nếu mọi người nghĩ như tôi thì hẳn sẽ đặt ra câu hỏi: Ồ chúng ta đã có các chỉ số KPI của công ty dựa trên BSC rồi. Giờ thì phân chúng cho các bộ phận như thế nào ? Nếu nhặt các chỉ số trên rồi phân cho các bộ phận thì các bộ phận có cần phải tiếp tục xây dựng KPI theo BSC nữa không ? Vì rõ ràng phân như thế thì sẽ có bộ phận chỉ có 1 số chỉ tiêu ở mảng nào đó ví dụ như tài chính chả hạn ?
Pingback: Nhân sự Startup nên khuyên sếp dùng BSC – Balanced scorecard | Blog quản trị Nhân sự
Pingback: Kinh nghiệm xây dựng KPI bài 3: BSC – Chiến lược và cuộc họp hội đồng kiến trúc Doanh nghiệp | Blog quản trị Nhân sự