Quan hệ lao động nói về mối liên hệ giữa doanh nghiệp và người lao động. Để trở thành chuyên gia quan hệ lao động, cần đáp ứng những tiêu chí liên quan đến pháp luật và người lao động. Cùng Blognhansu tìm hiểu trong bài viết này nhé!
1. Quan hệ lao động là gì?
1.1 Khái niệm quan hệ lao động
Quan hệ lao động hay LR là mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động. Mối quan hệ này bị ràng buộc bởi quyền lợi và nghĩa vụ giữa hai bên.
Các thỏa thuận được đưa ra trong quan hệ lao động thường sẽ là công việc, điều kiện lao động, trả công, điều kiện công tác, … Khi hai bên tương tác về các nội dung cần được thuận tình, không bị ép buộc.
1.2 Đặc điểm của quan hệ lao động
Quan hệ lao động được xây dựng thông qua cầu nối là hợp động lao động giữa doanh nghiệp và nhân viên. Nó liên quan trực tiếp tới các yếu tố kinh tế và xã hội, đảm bảo việc làm, an ninh xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế.
Người lao động khi tham gia vào mối quan hệ này cần đảm bảo thực hiện đầy đủ bổn phận và trách nhiệm. Các nguyên tắc đã được đưa ra nên tuân thủ chính xác để tránh tối đa các vi phạm ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của hai bên.
Các doanh nghiệp cũng phải đảm bảo thực hiện đúng quy tắc và bổn phận. Hiểu đơn giản là nghĩa vụ trả lương đầy đủ và đúng hạn. Đồng thời, các quyền lợi cũng như lợi ích hợp pháp khác của người lao động nên được đảm bảo.
2. Một số yếu tố cần thiết trong Quan hệ lao động
Để trở thành một chuyên gia Quan hệ lao động, cần phải đáp ứng những tiêu chí sau đây:
- Hiểu về luật lao động của Nhà nước và doanh nghiệp để thực thi chính xác mỗi khi làm việc.
- Nắm rõ về các chính sách đàm phán và tuân thủ các quy định pháp luật.
- Luôn là người đại diện cho quyền lợi của người lao động.
- Những người có kỹ năng giao tiếp, đàm phán tốt luôn làm việc hiệu quả hơn khi xử lý khủng hoảng.
3. Tồn tại trong quan hệ lao động
Trong các mối quan hệ lao động hiện hữu ngày nay còn tồn tại nhiều mặt khác nhau. Cụ thể, cơ chế đối thoại, thương lượng tập thể chưa được quan tâm và triển khai đúng cách. Đặc biệt, việc triển khai còn mang nặng tính đối phó, hình thức và thiếu thực tế.
Bên cạnh đó, hoạt động của các công đoàn cơ sở còn chậm, chưa được đổi mới nhiều và chưa coi nhiệm vụ giám sát thực thi pháp luật, đối thoại là vấn đề cốt lõi cần thực hiện để bảo vệ quyền lợi của người lao động.
Nhiều cuộc tranh chấp lao động và đình công tập thể diễn ra. Lý do của vấn đề này là bởi vai trò của Ban lãnh đạo chưa được chú trọng và thiếu đi sự tin tưởng của người lao động.
Lời kết,
Quan hệ lao động là một yếu tố quan trọng trong quá trình xây dựng hệ thống làm việc chuyên nghiệp. Do đó, người làm quan hệ lao động cần đáp ứng những tiêu chí liên quan đến pháp luật và làm hài lòng người lao động.