Quan hệ lao động là một loại quan hệ xã hội trong môi trường làm việc giữa người lao động và doanh nghiệp. Nên đây là mối quan hệ quan trọng phải duy trì và hài hòa một cách hiệu quả. Vậy quan hệ lao động là gì và công việc của những người phụ cộng như thế nào. Cùng Blognhansu tìm hiểu trong bài viết này nhé!
1. Quan hệ lao động là gì?
Quan hệ lao động hay LR là mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động. Mối quan hệ này bị ràng buộc bởi quyền lợi và nghĩa vụ giữa hai bên.
Các thỏa thuận được đưa ra trong quan hệ lao động thường sẽ là công việc, điều kiện lao động, trả công, điều kiện công tác, … Khi hai bên tương tác về các nội dung cần được thuận tình, không bị ép buộc.
2. Đặc điểm của quan hệ lao động
Quan hệ lao động được xây dựng thông qua cầu nối là hợp động lao động giữa doanh nghiệp và nhân viên. Nó liên quan trực tiếp tới các yếu tố kinh tế và xã hội, đảm bảo việc làm, an ninh xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế.
Người lao động khi tham gia vào mối quan hệ này cần đảm bảo thực hiện đầy đủ bổn phận và trách nhiệm. Các nguyên tắc đã được đưa ra nên tuân thủ chính xác để tránh tối đa các vi phạm ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của hai bên.
Các doanh nghiệp cũng phải đảm bảo thực hiện đúng quy tắc và bổn phận. Hiểu đơn giản là nghĩa vụ trả lương đầy đủ và đúng hạn. Đồng thời, các quyền lợi cũng như lợi ích hợp pháp khác của người lao động nên được đảm bảo.
3. Công việc của người làm quan hệ lao động là gì?
3.1 “Thiết kế” chính sách, quy định, quy trình và văn bản nội bộ
Đây là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên một doanh nghiệp chuyên nghiệp. Các chính sách, quy định, quy trình, … chính là chế tài áp dụng để đảm bảo quản lý được người lao động thực thi một cách hiệu quả nhất.
Bên cạnh đó, người làm quan hệ lao động tiến hành rà soát lại các hoạt động của bộ phận Nhân sự về việc thực thi các quy trình, quy định có tuân thủ theo đúng yêu cầu đã đưa ra hay không. Trong quá trình này, cần phải xây dựng và truyền thống, huấn luyện nội quy và các chính xác đã được xác định.
3.2 Hỗ trợ người lao động trong doanh nghiệp
Người làm quan hệ lao động sẽ đưa ra những tính toán chính xác trong việc phân bổ và khấu trừ tiền lương dựa trên ngày nghỉ hợp lý. Hơn nữa, giảm thiểu tối đa các chi phí cho doanh nghiệp và cung cấp, hỗ trợ các chiến lược cho cả nhân viên cũng như toàn bộ hệ thống làm việc.
3.3 Kết nối Ban lãnh đạo với người lao động
Các chương trình động viên, duy trì văn hóa tích cực được người làm quan hệ lao động quan tâm. Đặc biệt, khuyến khích nhân viên dành tâm huyết cho công việc và hoàn thành các mục tiêu đã được đưa ra.
Họ cũng là người đưa ra các đánh giá về người lao động với Ban lãnh đạo. Cũng như xây dựng các chương trình, sự kiện để có thể kết nối được giữa hai bên một cách tốt nhất.
3.4 Xử lý khủng hoảng lao động trong công ty
Người làm quan hệ lao động sẽ trực tiếp thực hiện các thủ tục xử lý tranh tụng lao động khẩn cấp và xử lý khủng hoảng thông tin. Đây là nhiệm vụ nhằm hỗ trợ xây dựng và bảo vệ hình ảnh doanh nghiệp đối với người lao động và thị trường.
3.5 Tuân theo các chính sách
Cuối cùng, họ sẽ trực tiếp xây dựng và đàm phán các chính sách về an toàn và sức khỏe cho người lao động. Kết hợp với việc giám sát công ty và đội ngũ nhân sự tuân thủ đúng theo các chính sách lao động.
Không chỉ vậy, người làm công việc này còn phải đảm bảo có được sự hài lòng của người lao động với các chính sách. Chỉ khi hài lòng, người lao động mới có thể làm việc một cách tự nguyện và hiệu quả nhất.
Các nghĩa vụ về pháp lý của doanh nghiệp cũng sẽ được thực hiện bởi người làm quan hệ lao động. Các nhân viên cần được cam kết tập huấn về an toàn và sức khỏe trong quá trình làm việc.
Lời kết,
Quan hệ lao động là một yếu tố quan trọng để xây dựng hệ thống làm việc chuyên nghiệp. Vậy nên, người làm quan hệ lao động cần phải nắm rõ mọi tiêu chí liên quan đến pháp luật và làm hài lòng người lao động.