Vai trò của L&D như thế nào trong doanh nghiệp?

Học tập và phát triển luôn là điều mong muốn của mỗi người. Do đó, L&D là một phần không thể thiếu trong quản trị nhân sự. Với những biến động của môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, vai trò của L&D lại càng được khẳng định. Cùng Blognhansu tìm hiểu nhé!

1. Bạn có biết: L&D là gì trong doanh nghiệp?

L&D là viết tắt của Learning and Development (học tập và phát triển). Có thể nói, L&D là chức năng quan trọng nhất của bộ phận nhân sự. Vậy nên, tại nhiều công ty, chức năng này được phân bổ cho bộ phận/phòng ban chuyên biệt - bộ phận L&D với lộ trình công việc cụ thể.

Một trong những trách nhiệm chính của L&D trong doanh nghiệp là quản lý sự phát triển của nhân sự. Bộ phận này giúp nhân viên trang bị những kỹ năng và kiến thức cần thiết để ứng dụng trong công việc, phát triển những tiềm năng công ty. Khi vai trò được thực hiện hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu chiến lược và khai mở tiềm năng của tổ chức.

2. Vai trò chiến lược của L&D bạn nên biết

2.1 Thu hút và giữ chân người tài

Trong thời đại ngày nay, nhu cầu về sự phát triển cá nhân và nghề nghiệp của người lao động ngày một tăng cao. Đó là nguyên nhân học tập và phát triển là một trong số các tiêu chí hàng đầu để gia nhập và gắn bó lâu dài với tổ chức.

Người lao động đồng hành và thăng tiến nếu họ có thể tạo ra các giá trị gia tăng cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, họ sẵn sàng rời đi để tìm kiếm tổ chức có hệ thống tổng đại ngộ hợp lý và có môi trường giúp phát triển kỹ năng chuyên môn và tiềm năng của mình. Nếu không có L&D hoặc không chú trọng L&D, doanh nghiệp rất khó thu hút và giữ chân nhân viên, nhà quản lý xuất sắc.

2.2 Gắn kết và tạo động lực cho nhân viên

Một cách để tạo động lực cho nhân viên là cung cấp cho họ cơ hội học hỏi và phát triển năng lực. Bạn cũng biết, học tập luôn là nhu cầu tất yếu, góp phần mang lại hạnh phúc cho cá nhân và thúc đẩy sự phát triển của tổ chức.

Khi những nhân viên gắn kết cao được thử thách và cung cấp những kỹ năng để phát triển trong con đường sự nghiệp, họ có nhiều khả năng được tiếp thêm nguồn năng lượng mới.

2.3 Xây dựng nền văn hóa dựa trên giá trị thống nhất

Công tác L&D là vô cùng quan trọng với các công ty hoạt động trên nhiều quốc gia. Khi lực lượng lao động ở những công ty ngày càng trở nên phân tán trên toàn cầu, L&D giúp xây dựng văn hóa dựa trên giá trị và ý thức cộng đồng một cách thống nhất.

Đặc biệt là khi thế hệ millennials và gen Z ngày càng quan tâm đến các doanh nghiệp dựa trên giá trị, bền vững và đóng góp cho phúc lợi xã hội. Và L&D góp phần cập nhật xu hướng toàn cầu này.

2.4 Nâng cao năng lực con người

Vốn nhân lực đòi hỏi sự đầu tư liên tục vào L&D để duy trì giá trị. Khi kiến thức ngày càng trở nên lỗi thời hay bị “lãng quên” sẽ khiến giá trị của nguồn vốn con người giảm xuống. Do đó, nhân sự cần được bổ sung những kiến thức mới.

Hơn thế, việc đào tạo kế thừa rất quan trọng trong quản trị nhân sự. Thực tế chỉ ra rằng các công ty đầu tư vào L&D đã nhận được kết quả tích cực hơn từ 2 đến 4 lần.

2.5 Tạo dựng thương hiệu nhà tuyển dụng

Thương hiệu là một trong những tài sản quan trọng và truyền tải rất nhiều thông điệp về sự thành công của doanh nghiệp trên thị trường. Phải kể tới sức mạnh tài chính, vị trí trong ngành cũng như các sản phẩm và dịch vụ. Đầu tư vào L&D giúp nâng cao thương hiệu và nâng cao danh tiếng của công ty.

Khi lực lượng lao động lớn tuổi chuẩn bị nghỉ hưu, nhà tuyển dụng phải làm việc chăm chỉ hơn để cạnh tranh cho nguồn nhân tài ngày một khan hiếm. Để hiện thức hóa được điều đó, họ phải truyền đạt sức mạnh thương hiệu một cách rõ ràng thông qua đề xuất giá trị của nhà tuyển dụng.

Lời kết,

Trên đây là vai trò của L&D trong doanh nghiệp mà bạn nên biết. L&D không chỉ giúp thu hút và giữ chân người tài, gắn kết và tạo động lực cho nhân viên mà còn tạo dựng thương hiệu nhà tuyển dụng. Đồng thời, xây dựng nền văn hóa dựa trên giá trị thống nhất và nâng cao năng lực con người.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *