Danh sách KPI trong một bộ phận/phòng/vị trí nên bao gồm những chỉ số KPI nào?
Khi Nhung xây dựng KPI cho một vị trí, chỉ số KPI được lựa chọn luôn bao gồm chỉ số KPI kết quả thực hiện và chỉ số KPI dẫn dắt.
KPI kết quả là chỉ số không thay đổi được
KPI dẫn dắt là thước đo dẫn dắt. Khi vào vào chỉ số này, ta có thể dự đoán được kết quả và tác động, thay đổi hoạt động/hành động để đạt được mục tiêu đã đề ra.
Vậy làm thế nào để thiết lập một thước đo dẫn dắt.
Một thước đo dẫn dắt hiệu quả là một thước đo vừa có tính dự báo trong tương lai, lại vừa có thể tác động được bởi các thành viên trong đội ngũ.
- Khó khăn khi thiết lập thước đo dẫn dắt:
- Trái với bản năng: do các nhà lãnh đạo chủ yếu quan tâm đến thước đo kết quả.
- Khó theo dõi: do chúng đo lườn những hành vi mới và khác biệt.
- Nhìn có vẻ đơn giản: do chúng đòi hỏi sự tập tủng chính xác vào một hành vi nào đó mà trông có vẻ không có ý nghĩa mấy.
- Phân loại: có 2 loại thước đo dẫn dắt:
- Kết quả nhỏ là những thước đo dẫn dắt đội ngũ tập trung vào việc đạt được các kết quả hàng tuần.
- Hành vi đòn bẩy: theo dõi hành vi cụ thể mà bạn muốn đội ngũ của mình thực hiện trong suốt cả tuần.
- Các bước xây dựng thước đo dẫn dắt:
Bước 1: Xem xét các phương án: bằng việc trả lời các câu hỏi:
- Điều gì chúng ta có thể làm nhưng chưa bao giờ làm mà có thể mang đến mọi người khác biệt cho mục tiêu tối quan trọng.
- Strong: Đội ngũ của chúng ta có những điểm mạnh nào có thể sử dụng như đòn bẩy lên mục tiêu tối quan trọng.
- Weakness: Đội ngũ của chúng ta có những điểm yếu nào khiến chúng ta không đạt được mục tiêu tối quan trọng?
Bước 2: Xếp hạng các tác động: sau khi đánh giá điểm mạnh, điểm yếu và có các phương án. Hãy xếp hạng các tác động của nó.
Bước 3: Kiểm tra những ý tưởng tốt nhất bằng việc trả lời 6 câu hỏi:
- Nó có tính dự báo không?
- Có thể ảnh hưởng đến nó không?
- Nó là quá trình liên tục hay “một lần rồi xong”?
- Nó là cuộc chơi của nhà lãnh đạo hay đội ngũ.
- Có thể đo lường được không?
- Nó có đang để đo lường không?
Bước 4: Xác định rõ thước đo dẫn dắt: thông qua việc trả lời câu hỏi:
- Chúng ta đang giám sát hiệu quả của cả nhóm hay từng cá nhân?
- Theo dõi thước đo dẫn dắt hàng ngày hay hàng tuần?
- Các tiêu chuẩn định lượng là gì?
- Các tiêu chuẩn định tính là gì?
- Nó có bắt đầu bằng một động từ hay không/
- Nó có đơn giản không.
Đấy, quá trình xây dựng KPI tưởng đơn giản mà lại khó không tưởng, để lựa chọn được 1 thước đo phù hợp, nó cần trải qua 4 bước lựa chọn kỹ càng như trên. Đã bao giờ, bạn nhìn vào bảng KPI của mình và thấy đâu là thước đo kết quả, đâu là thước đo dẫn dắt hay chưa?
Tác giả: Lưu Thị Kim Nhung