Triển khai công việc gặp phản đối

Xin chào, mình là Nhung – chuyên gia tư vấn xây dựng hệ thống quản trị nhân lực KC24.

❓ Tình huống hôm nay Nhung đặt ra đó là: “Đã bao giờ bạn triển khai 1 dự án, một công việc mà mình thấy tâm huyết nhưng thất bại chưa?” đặc biệt là phòng nhân sự thường xuyên phải làm việc với các phòng ban khác, mỗi chính sách sẽ liên quan đến toàn bộ cán bộ nhân viên phòng ban.

🙁 Nhung tin chắc ai cũng đã từng gặp phải vấn đề này như khi triển khai hoạt động 5S của công ty, cũng lập kế hoạch, cũng tổ chức đào tạo, cầm tay chỉ việc. Và cuối cùng vẫn thất bại, anh em thì kêu bày việc, chẳng đâu vào với đâu, sếp thì la ☹.

❓ Vậy lý do vì sao việc triển khai bị thất bại? Có cách thức nào áp dụng được cho mọi hoạt động để khi triển khai thành công không?

Khi xây dựng và triển khai bất cứ hoạt động gì đều là những hành động thay đổi ảnh hướng đến toàn hệ thống, công nghệ và con người hiện hữu trong tổ chức. Vì vậy, việc quản lý sự thay đổi là một phần quan trọng hoạt tất cả các hoạt động xây dựng và triển khai.

Nhung hiểu rằng bất cứ khi nào có 1 sự thay đổi đáng kể trong tổ chức như ra một chính sách mới, một quy trình mới, cơ cấu, sản phẩm hay dịch vụ thì sẽ làm ảnh hưởng đến một hoặc một số bên có liên quan. Và việc phản kháng xảy ra khi con người cảm thấy bị bắt buộc phải thay đổi hơn là thấy cần thiết phải đổi thay.

🤝 Việc quản lý sự thay đổi bao gồm:

HIểu và quản lý được các tác động lên những nhóm và con người bị ảnh hưởng

Thu hút người liên quan vào trong hoạch định và triển khai công việc.

Truyền thông qua giao tiếp hai chiều với các cá nhân và nhóm

Hỗ trợ các bên có liên quan về mặt kiến thức, xây dựng khả năng.

🍎 6 thành phần của quản lý sự thay đổi bao gồm:

🥕Tầm nhìn: vẽ ra một bức tranh chung và dễ hiểu về tương lai.

🥕Chiến lược có thể thực hiện: lập ra lộ trình thực hiện, bằng cách nào tổ chức có thể đạt được tầm nhìn, mục tiêu đã đặt ra.

🥕Năng lực: xác định năng lực của các thành viên trong tổ chức. Các thành viên có những kỹ năng, kiến thức và thái độ như thế nào để đạt được mục tiêu đề ra.

🥕Khuyến khích (Phần thưởng): con người sẽ không hạnh phúc nếu họ không có đủ thu nhập, nhưng nếu ngưỡng về thu nhập đã đạt thì liệu con người ta có cảm thấy gắn kết, thách thức và lắng nghẹ hay không.

🥕Các nguồn lực: các tổ chức thành công cần chú ý đồng bộ hệ thống về công cụ, dữ liệu, nhân sự, quy trình, công nghệ.

🥕 Sự cần thiết: việc thay đổi có cần thiết hay không?

Nguồn: Lưu Thị Kim Nhung

Update 07/03/2024: Chào bạn. Nếu bạn vô tình lạc vào bài viết này, tôi mong bạn bỏ qua khi thấy không rút ra được gì nhiều. Bạn Nhung đến chỗ tôi để học nghề tư vấn. Bạn được giao nhiệu vụ viết bài chuyên môn chia sẻ cho cộng đồng. Tiếc là bạn còn non và không đặt tâm vào chất lượng nên nội dung bài viết không hay. Bạn viết chủ yếu để cho đủ KPI. Cụ thể là bạn không đi vào trả lời câu hỏi: "Vậy lý do vì sao việc triển khai bị thất bại? Có cách thức nào áp dụng được cho mọi hoạt động để khi triển khai thành công không?"

Tôi đã quyết định dừng hợp tác với bạn sau khoảng hơn 6 tháng. Bạn không làm được tư vấn.

Nếu bạn vẫn muốn biết câu trả lời trên góc nhìn và kinh nghiệm của tôi, vui lòng đọc bài tôi vừa mới viết: Quản trị sự thay đổi - làm sao để nhân viên không phản đối khi áp dụng chính sách mới?

Nguyễn Hùng Cường (kinhcan24)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *