Thực ra các thông số này tôi đã viết trong bài : Có nên thi quản trị nhân lực không và học ngành này ra thì để làm gì ?. Nhưng tôi sợ có người lại không để ý nên tách ra thành 1 bài viết khác để mọi người nắm được trọng tâm hơn.
Đây là một báo cáo khảo sát của CareerBuilder.vn và được đăng tại : news.zing.vn/10-nganh-nghe-hot-nhat-nua-dau-nam-2014-post443778.html
Mạng tuyển dụng - việc làm CareerBuilder.vn vừa công bố Báo cáo Tổng quan về Thị trường Nhân lực trực tuyến 6 tháng đầu năm 2014, nhìn lại mức cung - cầu nhân lực của thị trường để có thể dự đoán xu hướng và thiết lập chiến lược phát triển đội ngũ nhân tài cho 6 tháng cuối năm 2014.
Báo cáo này tập trung phân tích các nhu cầu tuyển dụng, xu hướng tuyển dụng và mức độ cạnh tranh theo các tiêu chí như ngành nghề, địa điểm, cấp bậc và độ tuổi.
Theo kết quả báo cáo, Top 10 ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng trực tuyến cao nhất chiếm 45% tổng nhu cầu tuyển dụng trực tuyến trong 6 tháng đầu năm 2014.
Nhìn vào bảng này sẽ rõ, nhu cầu về cần tuyển người làm việc ở vị trí nhân sự (nhu cầu nhân lực vị trí nhân sự) không có ở top 10 nhưng cung về người cần làm ở vị trí nhân sự (nhu cầu việc làm vị trí nhân sự hay cung nhân lực vị trí nhân sự) thì lại ở top 10 >> Cung đang nhiều hơn cầu.
Tỷ lệ cạnh tranh trong lĩnh vực việc làm Nhân sự cũng cao: cứ 1 người phải cạnh tranh với 2.09 người nữa.
Mặc dù nhu cầu tuyển dụng tại các tỉnh thành miền Bắc và miền Trung (Hà Nội, Đà Nẵng, Bắc Ninh, Hải Phòng) nằm trong top 8 các tỉnh/thành phố có nhu cầu tuyển dụng cao nhưng tỷ lệ cạnh tranh nguồn cung lại không hề cao, ở thành phố Đà Nẵng là 0,68 và tại thành phố Bắc Ninh là 0,86.
Ngược lại, các tỉnh thành phía Nam (TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu) dù có nhu cầu nhân lực trực tuyến lớn thuộc top 8, nhưng lại có tỷ lệ cạnh tranh nguồn cung rất cao.
>> Điều này sẽ dẫn tới 1 xu hướng mới: Bắc tiến hoặc Trung tiến. Tôi công nhận gần đây, gặp khá nhiều các bạn ở Nam ra :)