Hôm nay tôi nhận được 1 câu hỏi rất hay: Hi bạn,
Cty mình là Cty liên doanh. Trong đợt này huyện có gọi 2 nhân viên của Cty được gọi đi tập trung huấn luyện trong thời gian 15 ngày. Theo đó, công ty tôi nghĩ là phải sắp xếp cho 2 nhân viên này được vắng mặt trong thời gian đó tại công ty. Tuy nhiên, trong Lệnh gọi của Ban chỉ huy quân sự không có thông tin nào về chế độ hay trách nhiệm của công ty hay của anh nhân viên, nên phòng hành chính nhân sự công ty không biết là công ty có phải trả lương cho anh nhân viên này trong thời gian tham gia khóa huấn luyện hay không? Việc chấm công như thế nào?
Mong bạn biết thông tin từ công văn hay nghị định nào nói vấn đề này tư vấn cho mình nhé.
Thanks all.
Trả lời : Trước hết cần hiểu về khái niệm nghĩa vụ quân sự và nghĩa vụ công dân.
Nghĩa vụ công dân là:
- Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân.
- Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân.
- Công dân có nghĩa vụ thực hiện các quy định về vệ sinh phòng bệnh và vệ sinh công cộng.
- Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân.
- Công dân có nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản của Nhà nước và lợi ích công cộng.
- Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật, tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, giữ gìn bí mật quốc gia, chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng.
- Công dân có nghĩa vụ đóng thuế và lao động công ích theo quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ quân sự chia làm hai ngạch: tại ngũ và dự bị. Làm nghĩa vụ quân sự là tham gia quân đội thường trực hoặc tham gia quân dự bị.
Như vậy trong trường hợp này, nhân viên của bạn thuộc vào trường hợp nghĩa vụ quân sự.
Tiếp theo là chiếu theo luật lao động http://thuvienphapluat.vn/archive/Bo-Luat-lao-dong-2012-vb142187.aspx chúng ta có
Điều 32. Các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
1. Người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự.
2. Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.
3. Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.
4. Lao động nữ mang thai theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.
5. Các trường hợp khác do hai bên thoả thuận.
Điều 33. Nhận lại người lao động hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động đối với các trường hợp quy định tại Điều 32 của Bộ luật này, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.
Như thế công ty sẽ phải tạm dừng hợp đồng lao động và sẽ nhận lại. Trong thời gian tạm hoãn :
Về tiền lương, tại Điều 23 Nghị định 39/1997 qui định như sau: “Trong thời gian tập trung huấn luyện”, đối tượng được hưởng “tiền lương và phụ cấp” từ “ngân sách Nhà nước”.
Nghị định 39: http://thuvienphapluat.vn/archive/Nghi-dinh/Nghi-dinh-39-CP-luc-luong-du-bi-dong-vien-de-huong-dan-thi-hanh-Phap-lenh-ve-luc-luong-du-bi-dong-vien-vb40628t11.aspx
Theo Điều 23, Nghị định 39/CP năm 1997 của Chính phủ hướng dẫn Pháp lệnh về dự bị động viên năm 1996 thì, “Trong thời gian tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu, quân nhân dự bị được hưởng chế độ chính sách như sau:
1. Về chế độ tiền lương và phụ cấp:
a) Quân nhân dự bị đang hưởng lương từ ngân sách Nhà nước được cơ quan, đơn vị nơi làm việc trả nguyên lương và các khoản phụ cấp, trợ cấp, phúc lợi, phụ cấp đi đường và tiền tàu xe theo chế độ hiện hành đối với công nhân, viên chức đi công tác. Cơ quan, đơn vị đang hưởng lương từ nguồn ngân sách nào thì do nguồn ngân sách đó bảo đảm.
b) Quân nhân dự bị thuộc các đối tượng khác được đơn vị quân đội cấp một khoản phụ cấp bằng mức lương theo cấp bậc quân hàm của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hoặc bằng mức phụ cấp theo cấp bậc quân hàm của hạ sĩ quan, binh sĩ; được cấp tiền tàu xe và phụ cấp đi đường như đối với quân nhân tại ngũ.
2. Được mượn quân trang, được mượn hoặc cấp một số đồ dùng sinh hoạt và đài thọ về ăn theo chế độ hiện hành đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ.
3. Gia đình của sĩ quan dự bị đã qua phục vụ tại ngũ, gia đình của quân nhân chuyên nghiệp dự bị và gia đình của hạ sĩ quan, binh sĩ dự hạng một đã qua phục vụ tại ngũ được hưởng một khoản trợ cấp như sau:
a) Quân nhân dự bị không hưởng tiền lương, tiền công thì gia đình được trợ cấp mỗi ngày bằng hệ số 0,1 so với tiền lương tối thiểu;
b) Quân nhân dự bị đang hưởng tiền lương, tiền công thì gia đình được trợ cấp mỗi ngày bằng hệ số 0,05 so với lương tối thiểu.
4. Quân nhân dự bị trong diện phải thực hiện nghĩa vụ lao động công ích, thì thời gian tập trung được trừ vào thời gian nghĩa vụ lao động công ích của bản thân. Nếu thời gian tập trung nói trên nhiều hơn thời gian nghĩa vụ lao động công ích của bản thân thì được trừ tiếp vào những năm sau.
5. Quân nhân dự bị đang công tác ở các cơ quan, đơn vị nếu đang nghỉ phép năm mà được gọi tập trung thì những ngày phép còn lại được nghỉ tiếp sau đó hoặc được nghỉ tiếp vào thời gian thích hợp.
Nếu thời gian tập trung nói trên trùng với thời gian thi nâng bậc, thi kết thúc học kỳ hoặc thi kết thúc khoá học nghiệp vụ tại chức và có chứng nhận của nơi làm việc, nơi học tập thì quân nhân dự bị được hoãn tập trung đợt đó.
6. Quân nhân dự bị nếu bị thương, ốm đau hoặc chết mà đang tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế thì được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định hiện hành. Quân nhân dự bị chưa tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế thì được Nhà nước trợ cấp. Quân nhân dự bị nếu bị thương hoặc hy sinh mà được xác nhận là thương binh, liệt sĩ thì bản thân và gia đình được hưởng các chế độ chính sách ưu đãi đối với người có công theo quy định hiện hành. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Y tế, Bộ quốc phòng hướng dẫn thực hiên các chế độ chính sách trên.
7. Quân nhân dự bị có thành tích thì được xét khen thưởng theo quy định hiện hành và được tính thành tích đó vào thành tích thi đua ở đơn vị cơ sở.”
Tuy nhiên theo Khoản 2, Điều 100 – Luật Lao động mới (hiệu lực từ ngày 1/5/2013) lại quy định:
“Người sử dụng lao động phải tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng lương và phải hoàn lại số tiền đã tạm ứng trừ trường hợp thực hiện nghĩa vụ quân sự”.
Như vậy công ty vẫn phải trả lương cho người đi nghĩa vụ quân sự (cứ tạm gọi là tiền hỗ trợ nghĩa vụ quân sự = số ngày nghỉ nhưng không quá 1 tháng).
Về tiền đóng BHXH trong thời gian đi nghĩa vụ quân sự do theo điều 32 ở trên thì 2 bên sẽ tạm hoãn thực hiện hợp đồng trong thời gian đó. Như thế 2 bên không phải thực hiện nghĩa vụ gì kể cả BHXH.
Tuy nhiên, Theo Luật BHXH và Luật Nghĩa vụ quân sự thì thời gian phục vụ tại ngũ sẽ được tính hưởng BHXH theo quy định của Luật BHXH.
Để được chốt sổ, xác nhận quá trình tham gia BHXH bắt buộc trong thời gian phục vụ tại ngũ, nhân viên cần nộp sổ BHXH (đã được chốt sổ, xác nhận quá trình của công ty cũ) để đơn vị liên hệ cơ quan BHXH thuộc Bộ Quốc phòng chốt sổ, xác nhận quá trình theo quy định của Luật BHXH.
Khi trở lại làm việc tại công ty cũ hoặc làm việc tại một doanh nghiệp khác theo HĐLĐ có thời hạn từ 3 tháng trở lên, nhân viên phải nộp lại sổ bảo hiểm xã hội này cho người sử dụng lao động để được tiếp tục tham gia BHXH bắt buộc theo luật định.
Cho tôi xin hỏi. Sĩ quan chuyển ngành và được cơ quan cử đi học ( Có quyết định). Năm sau đang học thì có lệnh gọi tập trung đi huấn luyện sĩ quan dự bị. Trong trường hợp trên sĩ quan dự bị có được miễn lệnh gọi tập trung huấn luyện sĩ quan dự bị không?
tôi đi huấn luyện sỹ quan dự bị 8 ngày ( Trung úy) vậy cách tính lương cho tôi là như thế nào