Dear ACE,
Hôm nay Cường mới nhận được một mail hỏi đáp của một chị tên Thơ. Thực sự mail này C không giải quyết được nên muốn cầu cạnh cả nhà. Các AC có kinh nghiệm giúp C tư vấn cho chị ý với giúp em nhé. Dưới đây là nội dụng mail:
Hi em KC,
Giúp chị giải quyết
1 vấn đề nan giải sắp diễn ra tại cty chị về vấn đề mức lương đóng BHXH
Cty chỉ ghi 80% mức lương thực nhận trên HĐLĐ và đóng BH theo số đó. Còn 20% lương kia được ghi là phụ cấp (chức vụ, trách nhiệm, thâm niên) ko đóng BH
Phần ko đóng BH này kế toán chỉ chia cho đủ số tiền 20% chứ ko có cơ sở nào
Chị mới nhận trách nhiệm Trưởng phòng HR khoảng tháng 8/11, trước đây việc tính lương là do kế toán làm, dường như cty có chức danh TP HR nhưng không hoạt động.
Bây giờ chị đang xây dựng lại phần lương cơ bản và trợ cấp (ko đóng BH) áp dụng vào năm sau khi điều chỉnh nâng lương. và xây dựng lại cơ cấu của HR
Trợ cấp của chị xây dựng là: trách nhiệm (có số tiền cụ thể cho từng chức danh từ tổ trưởng trở lên) và phần trượt giá (20% – trách nhiệm) —–> như thế có ổn ko em
Vì chủ tịch công đoàn đang phát động nhân viên chống lại chính sách đóng BH này của cty, họ đã làm đơn gửi cho cơ quan chức năng.
Bây giờ GĐ chỉ còn trông đợi vào chị để chuẩn bị đối đầu khi được cơ quan chức năng thẩm tra
Dĩ nhiên thang bảng lương đăng ký cho sở lao động, cty chị áp dụng rất đúng và số tiền đóng BH cũng rất cao, thấp nhất khoảng 3.5tr/người. Nhưng cty ko đăng ký phần trợ cấp.
Advice giúp chị em nhe
Tks em
Rất mong được sự hồi âm của anh chị. Em cám ơn cả nhà nhiều.
HC,
***
1. Chị Lam Ha của HRbank:
Dear ACE,
Vấn đề này nhiều đơn vị đang áp dụng theo nhiều cách, nhưng cơ bả vẫn phải bắt đầu từ Quy chế tiền lương.
Khi xây dựng các bạn có thể xây dựng theo các cách như:
1. lương cơ bản + lương ckinh doanh
2. lương cấp bậc + lương kinh doanh
3.. Lương V1, V2, V3....
4. Mức tiền lương cụ thể bằng 1 khoản nào đó
Từ cơ cấu tiền lương các đơn vị quy mức đóng bảo hiểm là lương cấp bậc, cơ bản hoặc V1 hoặc 1 mức cụ thể nào đó. Tuy nhiên cần phải có thêm Hợp đồng lao động ký với NLĐ theo đúng mức đóng BH (có đon vị họ làm 2 loại HĐLD đấy các bạn ạ).
Ai có thêm cao kiến thì share nhé.
2. Chị Bích Quyên trong Hr quản lý:
Hi Cường,
Em bảo chịo Thơ Liên hệ với chị nhé, chị sẽ tư vấn giúp bạn ý.
email của chị
Bichquyen@hrcet.vn
TKs
3. Chị Thanh Nhan trong HR CNTT
- Theo minh duoc biet thi cac tro cap hay phu cap co ten: Phu cap trach nhiem, phu cap chuc vu, phu cap khu vuc... khi dua ra truoc co quan thanh tra BHXH thuong bi coi la 1 dang phu cap theo luong => van phai dong BHXH. Nen dat ten khac.
Vi du: Co don vi ho dat ten la: Phu cap/ tro cap chi phi nha o, di lai, ho tro dao tao nang cao trinh do chuyen mon nghiep vu (ghi chung chung nhu vay). Tom lai la 1 khoan thu nhap khac ngoai luong nhung co ty le theo luong => De van duoc tinh vao chi phi.
- Truong hop nay theo minh, Cong ty chi can co 1 quy dinh ve khoan tro cap nay trong 1 van ban cu the nhu: Co che tien luong hay Quy che tien luong. Trong do quy dinh: Muc tro cap nay chiem ty le 20% tren tong thu nhap cua nguoi lao dong.
- Mat khac, don vi da dang ky he thong thang bang luong voi So lao dong TBXH va muc luong the hien tren HDLD la rat ro rang roi.
- Can tim hieu xem vi Chu tich Cong doan nay co "tham thu dai han" gi voi Cty hay ko de con co phuong an giai quyet ^^. Hay ho thuc su xuat phat tu muc dich bao ve quyen loi NLD?
- Tuy nhien, nguoc lai "tien trach ky, hau trach nhan", cung can xem lai xem che do cua Cong ty voi NLD ra sao? Tat ca NLD co ung ho vi Chu tich CD kia? Neu tat ca deu ung ho CTCD de kien Cty co le can phai xem lai. Chi truong phong moi nhan ctac tu thang 8/2011, da nam bat het cuc dien cua Cty chua? Da nghe day du thong tin tu 2 phia chua? Lieu nhan vien ho co buc xuc gi ko?
Tren day la y kien ca nhan minh nhan dinh thoi. Minh se hoi giup them 1 nguoi ban hoc, hien la Thanh tra So lao dong de xem tu van "lach luat" ra sao. Neu co cach nao tot minh se thong tin lai
4. Chị Minh Thu trong Hr Quan ly:
Dear all,
Việc chia tổng lương của người lao động ra làm nhiều phần lương dưới các tên gọi " mỹ miều " khác nhau để trốn đóng BHXH là tình trạng phổ biến chung của không ít các doanh nghiệp hiện nay.
Việc xây dựng thang bảng lương và mức đóng BHXH dựa trên bao nhiêu % tổng lương là do TP HCNS lập nên, nhưng quan trọng hơn đó chưa chắc đã là ý của TPHCNS, mà đó có khi lại là chỉ đạo của bác Tổng.
Nếu bác Tổng của chị Thơ quyết định là chỉ đóng BHXH trên mức 80% tổng lương thì việc của chị Thơ là phải biến tấu 20% tổng lương đã thỏa thuận còn lại dưới các tên khác nhau và đương nhiên là phải khác các tên đã được quy định trong luật, có thế thì mới không phải đóng BH của phần này.
Ví dụ như trợ cấp trượt giá, ăn uống, nhà ở, điện thoại, năng xuất, mức độ hoàn thành công việc trong tháng...
Chứ để trợ cấp trách nhiệm là con số cụ thể theo từng chức danh như chị Thơ định làm thì e là khoản này vẫn phải tham gia đóng BHXH như thường.
Chị Thơ đã đăng ký thang bảng lương và được phê duyệt, thực tế lại thực hiện rất đúng và còn tốt hơn ( thể hiện ở việc đóng cao hơn mức đăng ký ) thì mình nghĩ để đối phó với các cơ quan ban ngành không phi là chuyện khó đâu.
Chị chỉ cần đổi lại tên của các khoản phụ cấp ( 20% lương ) kia là được mà.
Còn ông Công đoàn kia, chị Thơ nên cùng nói chuyện lại với ông ta để đả thông tư tưởng và quán triệt chính sách của công ty.
Đành rằng đấu tranh cho quyền lợi của người lao động là rất tốt ( nhân sự vẫn thường làm việc này nếu thấy chính sách không hợp lý, chứ chưa cần để đến ông CĐ phải lên tiếng ), nhưng phải làm sao hài hòa quyền lợi đó với cả doanh nghiệp nữa thì mới được.
Hy vọng chị Thơ dễ dàng vượt qua được thử thách đầu tiên này.
Chúc chị may mắn và thành công !
B.Rgds.,
5. Chị Khánh Nga trong Hr Quản ly:
Hi ACE,
Mình cũng nhất trí cách giải quyết của bạn Thu nhưng bổ sung thêm. Khoản biến tấu 20% này Ms. Thơ cần chuẩn bị chính sách/Quy định của Công ty phù hợp với những khoản đó, lưu ý về thời gian thực hiện chính sách.
6. Anh Tuấn Đại trong Hr quản ly:
Hi all!
Hiện nay, có nhiều hình thức trả lương thu nhập và đăng kí thang bảng lương để tham gia BHXH, chi trả các chế độ theo pháp luật lao động dẫn đến nhiều hình thức khác nhau giữa hai chế độ này.
1- Đối với các công ty FDI thông thường mức lương chi trả trong bảng lương phù hợp với mức lương tham gia BHXH do công tác định mức lao động, kiểm soát năng suất, kiểm soát kế hoạch đã được tính trước khoa học
2- Đối với các công ty trong nước thông thường tồn tại hai loại chế độ:
2.1 Chế độ theo thang bảng lương thực hiện theo bảng đã đăng kí với Sở LĐ-TB-XH, nộp BHXH, chi trả các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn, ngừng việc (tương đương mức 80%)
2.2 Chế độ lương theo quy chế lương sản xuất kinh doanh. Như quy chế lương trả theo KPI, quy chế lương sản phẩm.. miễn sao thể hiện mục tiêu quản lí, nhất quán, rõ ràng và có biến động. (tương đương mức 100%)
Trong trường hợp này, mình áp dụng theo hình thức 2.
Như vậy vừa phục vụ mục tiêu quản trị phù hợp, mục tiêu chi phí và đúng luật.
Hình thức này đang được phần lớn các công ty áp dụng, về cơ bản được Thanh tra lao động, Liên đoàn lao động chấp thuận.
Best regard!
7. Chị Kim Dung trong Hr quan ly:
Chị Thơ ơi,
Dù là ở vị trí nào cũng nên hài hòa lợi ích của hai bên.
Chị mới tiếp nhận vị trí này có nghĩa là chính sách đã thực hiện trước đó. Để có hồ sơ phục vụ các cơ quan chức năng thì như các anh chị trước đã nói rồi, em chỉ muốn nói thêm với chị là: Hãy ngồi làm việc với ông Chủ tịch Công đoàn đi (để giải quyết cả việc đã rồi và việc chị chuẩn bị làm), theo em đoán thì hình như Công ty không bàn bạc gì với ông này về cách trả lương nên mới dẫn đến tình trạng "công đoàn chống lại nhân sự".
Thanks & Best regards!
8. Chị Thanh Hà trong Hr Quản lý:
Chào chị Thơ,
Về thủ tục, chị xem thêm văn bản quy định của Luật sẽ rõ thôi:
1. Thường khi doanh nghiệp có tranh chấp lao động tập thể thì sẽ phải tổ chức hòa giải tại đơn vị cơ sở (khoản 2 Điều 157). Công đoàn và Lãnh đạo Cty sẽ lập một hội đồng hòa giải để xem xét vấn đề. Ở công ty
chị chưa có việc này xảy ra (có thể vì cả hai bên chưa biết quy tắc giải quyết tranh chấp này) nên Công đoàn đã nộp đơn lên cơ quan chức năng.
Chị tìm hiểu thêm về quy định này và giải thích cho lãnh đạo + Công đoàn hiểu để tiến hành buổi họp này càng sớm thì càng tốt. (Thông tư số 22/2007/TT-BLĐTBXH, ngày 23/10/2007 hướng dẫn về tổ chức, hoạt động của Hội đồng hoà giải lao động cơ sở và hoà giải viên lao động)
2. Khi Công đoàn có Đơn kiến nghị gửi cơ quan chức năng: Chị không nói rõ họ gửi cơ quan nào. Chị nên tìm hiểu để biêt rõ, thậm chí nhờ mối quan hệ có thể xem cả nội dung đơn gửi thì càng tốt. Nếu chỉ nghe nói
thì nên xác minh cho chính xác.
- Nếu gửi Liên đoàn lao động thì việc đầu tiên, Liên đoàn sẽ cử người đi xác minh và tiến hành hòa giải (trong vòng 7 ngày từ ngày nhận đơn). Nếu công tác hòa giải không thành thì có thể đưa đơn lên Sở Lao
động hoặc Chủ tịch UBND Quận/huyện. Cơ quan này sẽ tiến hành họp giải quyết.
- Nếu gửi Sở Lao động hoặc UBND Quận/huyện thì đơn vị này tiến hành giải quyết (có sự tham gia của Liên đoàn lao động và thanh tra lao động Sở).
3. Nếu bước 2 vẫn không giải quyết được thì có thể đưa lên Tòa án để giải quyết hoặc có thể tổ chức đình công.
Về chính sách:
- Do công ty của chị xây dựng chính sách cảm tính (hoặc có lý do nhưng không công bố) nên chính sách không thuyết phục người lao động và không rõ ràng minh bạch. (Chị đừng quá lo lắng vì điều này rất phổ biến ở VN). Chị nên để cho BGĐ và CĐ thấy vai trò của nhân sự và của chị đã đến lúc thật cần thiết vì chị sẽ giúp công ty làm rõ công thức lương để cả 2 bên đều thống nhất và thông suốt tư tưởng. Các vấn đề trước đó được coi là chính sách đã lạc hậu, phòng nhân sự giúp cải tiến lại cho phù hợp.
- Hầu hết các Phòng bảo hiểm đều chấp nhận ghi trên hợp đồng: mức lương chính = số tiền cụ thể + lương theo hiệu quả sản xuất kinh doanh (không cần ghi và không buộc đóng bảo hiểm). Lưu ý, phụ cấp vẫn có loại phải đóng bảo hiểm, đặc biệt là phụ cấp trách nhiệm, chức vụ.
- Tỷ lệ giữa lương, phụ cấp, lương theo hiệu quả công việc (KPI) là bao nhiêu thì chị cùng kế toán và BGĐ cân đối. Rất cần giải thích và thêm ý kiến của các cấp quản lý, công đoàn.
Về chuẩn bị thủ tục:
- Do thay đổi cơ cấu tiền lương và chính sách, Cty chị sẽ phải xắp xếp lại về văn bản, thủ tục. Những vấn đề trước đó, nếu kế toán đã làm sổ sách đẹp và công ty làm đúng nghĩa vụ với nhà nước thì không lo ngại
gì cả. Kể cả công đoàn có kiện thì cũng là vấn đề quá khứ đang được xem xét lại để cho phù hợp. Tuy nhiên, chị nên thận trọng rà soát lại các hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, phiếu lương, quyết
định tăng lương, biên bản họp, các nội dung đã truyền thông ... (mọi thứ dính đến chính sách tiền lương) để phát hiện ra các sai sót cần xử lý trước khi làm việc với thanh tra lao động vì họ sẽ yêu cầu cung cấp
để kiểm tra.
Phần này phải có sự hợp tác tốt giữa nhân sự & kế toán. Mục tiêu là khi làm việc với các bên thì công ty chứng minh được mình không làm sai. Nếu công ty đã ghi phần lương mềm kia là phụ cấp, chức vụ, thâm niên mà không sửa chữa được thì chắc chắn sẽ bị truy thu bảo hiểm. Chỉ có cách hạn chế số lượng lao động khai báo may ra mới giảm được phí tiền truy thu.
- Không may là khi thanh tra lao động, người ta sẽ kiểm tra thêm nhiều thứ khác chứ không chỉ vấn đề tiền lương. Cho nên chị cần chuẩn bị đủ các số liệu về lao động, nội quy, thỏa ước, hợp đồng, .... đừng quên cả lao động thử việc, học việc.
Về làm việc với đoàn thanh tra và Công đoàn:
- Tốt nhất là mời đại diện BCH Công đoàn, các cấp quản lý tham gia một buổi trao đổi chính thức về vấn đề thay đổi chính sách tiền lương cho người lao động. Nêu định hướng của công ty và đề nghị họ cho các ý kiến góp ý, kiến nghị để làm cơ sở cải tiến lại chính sách. Không nên nhắm nặng vấn đề vào việc Công đoàn đã khởi kiện. Cần tế nhị và hợp tác. Thay đổi chính sách công ty sao cho tốt mới là quan trọng. Đây là công tác truyền thông trong doanh nghiệp, rất quan trọng.
Trước khi họp nên có những cuộc trao đổi hành lanh về dự định này và nên tổ chức họp sớm. Khi trao đổi nên đưa cả vấn đề được - chưa được của chính sách để tìm tiếng nói chung. Dù sao thì việc đầu tiên nhà nước làm cũng là họp hòa giải.
- Đoàn thanh tra thường sẽ có nhiều thành phần, kiểm tra hoạt động công đoàn và công tác quản lý lao động. Họ sẽ xác minh xem phản ánh có cơ sở hay không? Thường họ cũng không muốn làm căng với doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp có tiền sử đóng BHXH tốt. Nên hợp tác hết sức với họ nhưng ở vị thế hiểu biết pháp luật và có thiện chí với người lao động. Không nên để họ dẫn dắt và dọa dẫm mình. Luôn giữ vị thế chủ động của chủ nhà thay cho vị thế của người bị kiểm tra thì sẽ ổn. Cũng nên khéo chỉ ra cho họ thấy vài yếu điểm của Công đoàn trên tinh thần thông cảm với Công đoàn. Nếu số tiền phải truy trả cho BH không lớn thì sự việc cũng đơn giản thôi. Cái quan trọng nhất mà họ lại không thể làm được là truyền thông với người lao động. Cho nên thực tế vấn đề mấu chốt vẫn là quan hệ của công ty với công đoàn.
Tùy theo mỗi địa bàn mà có người khó - dễ. Sau vụ việc này, kết bạn với Liên đoàn lao động, Phòng Bảo hiểm, P. Thanh tra lao động là mọi chuyện yên ổn. Xây dựng chính sách gì cứ xin ý kiến tham khảo của họ. Sẽ thông suốt mà thôi.
Chúc chị thành công!
9. Chị Ngọc Trâm của Hr Bất động sản:
Anh Cường ơi!
Em đã đọc tình huống mà anh gửi cho mọi người, nhưng tình huống này nếu chỉ nghe qua và không đủ thông tin thì rất khó để mọi người góp ý, vì vậy để nắm được cụ thể thì nếu được anh nói với chị ấy có thể gửi cho mọi người tham khảo Quy chế lương mà bên Công ty của chị ấy đăng ký với Sở LĐTBXH được ko? Để đảm bảo tính bí mật thì chị ấy có thể xóa tên Công ty và giữ bí mật về thông tin cá nhân.