Có bắt buộc phải thành lập công đoàn và thỏa ước lao động tập thể không ?

Cho mình hỏi bạn 2 vấn đề nhé:

1/ Cty mình có > 200 lao động, h/đ trong lĩnh vực thương mại (ko có sản xuất), nằm rải rác ở các chi nhánh trên toàn quốc à có cần lập công đoàn cơ sở không?
Cty mình là cty tư nhân nhé, lý lịch đoàn viên ko có ai khai báo và đang tham gia ở địa phương cả

2/ Bản thỏa ước lao động tập thể, nếu ko có công đoàn, có cần phải lập ko?
Theo mình biết thì ko phải là bắt buộc cả 2 mục trên. Rất mong nhận đc câu trả lời sớm của bạn

Thanks

***

Do tôi không giỏi lắm về vấn đề này nên có tìm kiếm câu trả lời từ các website công ty luật. Tôi thấy bên công ty luật Minh Khuê có trả lời thế này:

1. Tư vấn có bắt buộc phải thành lập công đoàn hay không ?

Thưa Luật sư, mong luật sư giải đáp cho tôi thắc mắc dưới đây: Nếu doanh nghiệp sử dụng 10 lao dộng trở lên nhưng không có ai là đoàn viên hoặc đảng viên thì có cần thành lập công đoàn không ạ ?

Và nếu không thành lập công đoàn thì doanh nghiệp đó có phải xây dựng thỏa ước lao động không ạ ?

Em cảm ơn ạ,

Em mong thư trả lời sớm của Luật sư. Xin chân thành cảm ơn!! *

Trân trọng !
Người gửi: Thùy Linh

***
Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới thư mục tư vấn của công ty chúng tôi, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

Cơ sở pháp lý:
- Bộ luật lao động năm 2012
- Luật công đoàn năm 2012

Nội dung phân tích:

1. Trượng hợp công ty có 10 lao động, công ty không bắt buộc phải thành lập tổ chức công đoàn bởi:

Theo quy định tại Điều 189 Bộ luật lao động

“1. Người lao động làm việc trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Luật công đoàn.
2. Công đoàn cấp trên cơ sở có quyền và trách nhiệm vận động người lao động gia nhập công đoàn, thành lập công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức; có quyền yêu cầu người sử dụng lao động và cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương tạo điều kiện và hỗ trợ việc thành lập công đoàn cơ sở.
3. Khi công đoàn cơ sở được thành lập theo đúng quy định của Luật công đoàn thì người sử dụng lao động phải thừa nhận và tạo điều kiện thuận lợi để công đoàn cơ sở hoạt động.”

Khoản 1 Điều 5 Luật công đoàn cũng đã ghi nhận:
“Người lao động là người Việt Nam làm việc trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn”.

Với các quy định vừa nêu ở trên thì việc thành lập công đoàn hoàn toàn tự nguyện không phải là sự bắt buộc về mặt pháp lý đối với doanh nghiệp. Đó là quyền của người lao động. Người lao động thực hiện quyền và không ai kể cả người sử dụng lao động có quyền hạn chế quyền họ. Tuy nhiên theo quy đinh tại khoản 2 Điều 189 BLLĐ thì doanh nghiệp có trách nhiệm vận động người lao động thành lập công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp.

Mặc dù, không quy định là bắt buộc phải thành lập công đoàn tại doanh nghiệp nhưng thiết nghĩ với vai trò đặc biệt, quan trọng, là sợi dây kết nối lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động thì một doanh nghiệp lớn mạnh như quý công ty thì nên vận động người lao động thực hiện quyền của họ - thành lập công đoàn cơ sở.

2. Theo Bộ luật lao động hiện nay thì thỏa ước lao động không phải là bắt buộc.

Nếu công ty bạn muốn cụ thể hóa những phúc lợi cao hơn luật cho người lao động thì ký thỏa ước. Nếu muốn ký và chưa có công đoàn thì công đoàn cấp trên sẽ đại diện để ký thỏa ước này.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi.

Trân trọng./.

BỘ PHẬN TƯ VẤN LUẬT - CÔNG TY LUẬT MINH KHUÊ.

2. Doanh nghiệp có bắt buộc lập thỏa ước lao động tập thể ?

Thưa Luật sư, vừa qua Liên đoàn lao động quận tại nơi doanh nghiệp hoạt động yêu cầu công ty phải lập thỏa ước lao động và nội quy, quy chế công ty. Vậy xin hỏi việc này có bắt buộc không?

Xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Người gửi : N. P. T

Trả lời :

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty Luật Minh Khuê. Về thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Căn cứ pháp lý: Bộ luật lao động 2012

Nghị định 95/2013/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Nội dung phân tích

Về nội quy lao động :

"Điều 119. Nội quy lao động

1. Người sử dụng lao động sử dụng từ 10 người lao động trở lên phải có nội quy lao động bằng văn bản.

2. Nội dung nội quy lao động không được trái với pháp luật về lao động và quy định khác của pháp luật có liên quan. Nội quy lao động bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:

a) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
b) Trật tự tại nơi làm việc;
c) An toàn lao động, vệ sinh lao động ở nơi làm việc;
d) Việc bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động;
đ) Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động và các hình thức xử lý kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất.

3. Trước khi ban hành nội quy lao động, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.
4. Nội quy lao động phải được thông báo đến người lao động và những nội dung chính phải được niêm yết ở những nơi cần thiết tại nơi làm việc.".

Như vậy, nếu doanh nghiệp của bạn có từ 10 người lao động trở lên mới bắt buộc phải lập nội quy lao động.

Về thỏa ước lao động tập thể :

Bộ luật lao động 2012 quy định về thỏa ước lao động tập thể như sau :

"Điều 73. Thỏa ước lao động tập thể

1. Thỏa ước lao động tập thể là văn bản thoả thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động mà hai bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể.
Thỏa ước lao động tập thể gồm thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành và hình thức thỏa ước lao động tập thể khác do Chính phủ quy định.

2. Nội dung thoả ước lao động tập thể không được trái với quy định của pháp luật và phải có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật."

Theo điều 12 Nghị định 95/2013/NĐ-CP thì :

"Điều 12. Vi phạm quy định về thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không gửi thỏa ước lao động tập thể đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh;
b) Không trả chi phí cho việc thương lượng, ký kết, sửa đổi, bổ sung, gửi và công bố thỏa ước lao động tập thể;
c) Không công bố nội dung của thỏa ước lao động tập thể đã được ký kết cho người lao động biết.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không cung cấp thông tin về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh khi tập thể lao động yêu cầu để tiến hành thương lượng tập thể;
b) Không tiến hành thương lượng tập thể để ký kết hoặc sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể khi nhận được yêu cầu của bên yêu cầu thương lượng.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động thực hiện nội dung thỏa ước lao động tập thể đã bị tuyên bố vô hiệu.".

Trong các quy định của Bộ luật lao động không quy định trực tiếp bắt buộc phải có thỏa ước lao động tập thể hay không. Tuy nhiên, tại điều 12 Nghị định này lại quy định xử phạt hành chính khi không gửi thỏa ước lao động đến cơ quan nhà nước về lao động cấp tỉnh, không công bố nội dung thỏa ước cho người lao đông biết. Như vậy, thỏa ước lao động tập thể được hiểu là bắt buộc phải được lập.

Trên đây là thư tư vấn của chúng tôi.

BỘ PHẬN TƯ VẤN LUẬT LAO ĐỘNG - CÔNG TY LUẬT MINH KHUÊ.

Tuy nhiên, nếu đọc kỹ 2 câu trả lời này có chút mâu thuẫn:

Theo mọi người chúng ta nên hiểu thế nào ? Ở phần trên, bài trả lời tư vấn thiếu Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ. Trong nghị định này cũng có Chương III nói về thỏa ước lao động tập thể. Nhưng ở chương này trong nghị định 05 cũng không thấy từ nào mang nghĩa bắt buộc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *