Từ cái ngày mở lối đi riêng Vinatest, cũng đã 1 thời gian khá lâu tôi không viết 1 bài nào cho ra hồn cả. Tối nay, nhân ngày giỗ tổ, tôi quyết định bỏ chút thời gian để nhẩn nha lại những kiến thức nhân sự tôi đã tích vào người.
Bạn đã bao giờ đọc Tam Quốc chưa? Nếu chưa thì đã bao giờ bạn nghe đến điển tích "Kê Lặc"? Và nếu chưa thì tôi lại mạn phép kể lại: Chuyện là thế này, mấy hôm đó, Tào Tháo thấy buồn buồn chân tay. Chả là đã mấy hôm ở nhà không làm việc gì nên vậy. Thế là Tào ta rủ cả hội đi chơi Đế Chế. Hội Chế chia làm 3 phe: Phe Mã Siêu, phe Tào Tháo và phe Lưu Bị. Bọn Lưu Bị đến sau nên hết máy không được vào chơi mà chỉ được đứng nhìn. Bị ta tức lắm nên thỉnh thoảng đá đểu Tào Tháo. Anh em chơi với nhau nên mặc dù cũng tức nhưng Tào Tháo mải chơi nên không chấp. Trò chơi bắt đầu, phe Tào Tháo (có cả Dương Tu) và Mã Siêu đánh nhau mãi không hết một trận. Lâu quá mà giờ ăn tối cũng đã đến. Bị mẹ gọi về, Táo Tháo do dự, nửa muốn kết thúc bọn Mã Siêu (cái này có vẻ khó vì bọn ý thủ hăng) nửa muốn về ăn cơm. Mà về ăn cơm thì lại bị bọn Bị đá đểu. Vừa lúc đó, bên Tào Tháo có đứa mang KFC đến ăn. Ăn được miếng thịt gà thì Tào Tháo buột miệng "Kê Lặc". Nghe được tiếng này, Dương Tu vốn tính hay thích xóc đểu Tào Tháo liền bảo anh em bên Tào chuẩn bị Quit Game sớm. Anh em cả kinh hỏi vì sao thì Dương Tu trả lời: Thì tao thấy, chơi nữa thì biết đến bao giờ cho xong, về ăn cơm thì bị bọn thằng Bị đá đểu. Đằng nào thì cùng bị bọn Bị đá xoáy. Chi bằng về ăn cơm cho xong. Tào thấy mình bị xóc đều liền gõ đầu Dương Tu và bắt Tu quit game luôn. Chơi cố thêm được 1 lúc thì Tào cũng bảo anh em Quit Game để về ăn cơm.
Đoạn truyện này có nhiều ý nghĩa. Mỗi người khi đọc nó hản sẽ rút ra riêng cho mình 1 bài học. Tôi cũng vậy, có một bài học rất hay có thể rút ra: Đừng bao giờ là để người bị người khác bắt Quit Game mà hãy là người chủ động.
Làm nhân sự, tôi tự hỏi, có mấy khi bạn được làm trong giai đoạn công ty tái cơ cấu ? Và nếu như bạn bảo bạn đã từng trải qua giai đoạn đó thì tôi thật lòng chúc mừng bạn. Bạn đã có thêm ít công lực trong môn Nhân sự này. Tại sao tôi lại nói vậy? Vì thường 1 công ty tái cơ cấu là lúc công ty đó sẽ phải làm lại rất nhiều vấn đề từ kinh doanh cho đến kỹ thuật. Dù làm cái gì thì hay tái cơ cấu ra sao thì Nhân sự cũng là vấn đề được lôi ra mổ xẻ. Công ty coi trọng Nhân sự thì việc của Nhân sự nhiều. Công ty ít coi trọng hơn thì việc ít nhưng chắc chắn sẽ có. Có thể bạn sẽ buột miệng nói: tôi cũng đã từng làm ở công ty tại thời điểm tái cơ cấu và tôi thấy chả có việc gì nhân sự phải làm cả. Tin tôi đi, tôi nói ra điều này có thể hơi sốc với bạn. Nhưng bạn đúng là kẻ bất tài. Không biết bạn có tự ái không nhưng tôi nghĩ như vậy. Tái cơ cấu mà Nhân sự lại không phải làm việc gì ? Giỡn hoài.
Thôi không đề cập đến câu chuyện khi công ty tái cơ cấu thì Nhân sự phải làm những việc gì? Mỗi 1 công ty sẽ có những vấn đề riêng và sẽ có cách giải quyết khác nhau. Bạn hỏi tôi và muốn nhận được câu trả lời thì hẳn bạn sẽ phải mỏi miệng để trả lời các câu hỏi xác định vấn đề của tôi mất. Hôm nay tôi chỉ muốn viết về : Downsize hay cắt giảm biên chế mà thôi.
Trước khi đi vào đúng thứ tôi muốn nói, tôi lại muốn kể cho bạn nghe 1 câu chuyện cổ nữa: Truyện kể rằng, ở 1 vương quốc nọ, có 1 viên quan. Nhà viên quan có 1 cái cây rất cao. Và nhà viên quan này ở cạnh phủ tể tướng. Một hôm tể tưởng mời viên quan này vào phủ chơi và dẫn lên 1 cái chòi cao. Khi leo lên cái chòi này, viên quan có thể nhìn ra 3 phương. Chỉ có 1 phương là bị cái cây của viên quan che mất. Tể tướng nói rất nhiều với viên quan về hoài bão của mình. Và viên quan chợt giật mình biết được dã tâm của tể tướng liền giã từ và vội về nhà. Về đến nhà, viên quan mang rìu ra chặt cái cây. Khi nhát rìu đầu tiên chặt vào cây, viên quan chợt lại nghĩ: "Nếu ta chặt cái cây đi thì sẽ lộ ra là ta biết ý đồ của tế tướng. Thôi giả ngu như không biết vậy". Thế là viên quan vứt chiếc rìu đi và vào nhà chuẩn bị kế sách phòng bị.
2 câu chuyện tôi vừa kể ở trên đều có chung 1 ý nghĩa. 2 nhân vật đều là những người thông minh. Nhưng Dương Tu và viên quan khác nhau ở 1 điểm: Dương Tu biết mà lại để lộ ra cho người biết rằng ta biết. Còn viên quan biết mà lại như không biết. Dương Tu có thể không bị đưa ra trảm nếu như khéo léo hơn. 2 câu chuyện 1 ý nghĩa và nó vẫn còn nguyên vẹn ý nghĩa cho đến ngày nay. Và nó càng ý nghĩa hơn khi 1 công ty bước vào giai đoạn tái cơ cấu. Nếu bạn có tên ngay từ đầu trong các dự án tái cơ cấu thì có nghĩa bạn được đưa lên 1 con thuyền. Khi bạn ở trên con thuyền cùng với người dẫn đường, bạn cứ yên tâm. Vì con thuyền đó (các dự án) và người dẫn đường sẽ đưa bạn qua các cơn sóng thần. Trường hợp bạn không có tên trong danh sách của người dẫn đường. Tức là bạn không hề biết đến việc sắp có đại hồng thủy hay có những con thuyền như vậy thì bạn nên làm như thế nào? Trước hết bạn nên là trung tâm thu thập thông tin (vấn đề này tôi từng đề cập đến trong 1 bài viết về tin đồn nhân sự). Hãy là Dương Tu hay viên quan trong các câu chuyện trên đề tìm ra các tín hiệu. Từ các tín hiệu bạn sẽ tự biết cách để tìm ra đường thoát cho mình trước cơn đại hồng thủy. Có thể bạn chủ động xin đi theo người dẫn đường hoặc bạn tìm một ngọn núi để trú chân.
Khi dự án tái cấu trúc đi đến giai đoạn cuối là lúc sóng thần nổ ra. Sẽ có từng đợt từng đợt cắt giảm nhân sự. Mỗi đợt là lúc sẽ có người Quit Playing Game. Cắt giảm biên chế có vẻ như diễn ra âm thầm không ai hay không ai biết. Từng người một hôm nay ta gặp nhưng hôm sau lại không thấy. Mọi việc dường như bình thường nhưng ai cũng biết điều-mà-ai-cũng-biết-là-điều-gì-đấy. Khi một bảng phong thần được đưa ra thì phòng Nhân sự sẽ biết. Việc trảm lính thường được giao cho các tướng. Nhưng đôi khi có tướng lại giẫy trách nhiệm và thế là phòng Nhân sự lại phải nhận công việc khó khăn này. Đầu tiên thì là tướng sẽ gọi lính ra 1 chỗ nào đó kín đáo. Rồi thì tỉ tê. Rồi thì đàm phán. Rồi thì đe dọa ... Nói chung là đủ trò. Đế cuối cùng thì lính lại chịu phần thiệt về mình: chấp nhận tên mình trong bảng phong thần. Sau đó thì nhẹ nhàng đến phòng Nhân sự làm thủ tục. Và hôm sau họ biến mất không để lại vết tích.
Để đưa ra được bảng phong thần người ta sẽ cần bộ tiêu chí đánh giá. Chúng ta sẽ lấy bộ tiêu chí đó ở đâu? Với kinh doanh hay lính chiến thì dễ quá rồi. Doanh số là điều cốt yếu, chí ít thì doanh số cũng phải đủ để lính tự nuôi lính. Nhưng dù sao thì lính chiến cũng ít bị cắt giảm hơn so với lính hỗ trợ. Lính hỗ trợ là lính làm những công việc rất khó đo đếm. Vậy thì có cái gì là tiêu chí cắt giảm theo tôi quan sát thì đó vẫn là nhìn mặt bắt hình dong: đầu tiên là cắt giảm thằng nào xấu xí trước. Sau đó là cắt giảm thằng nào giao tiếp kém cỏi (đại loại là không biết nói năng, không biết chào sếp, không biết nịnh sếp ...). Tiếp nữa là đến thằng bị dớp (tức là thằng bị sếp mắng nhiều quá). Cuối cùng yếu tố được việc hay không được việc mới được xét đến. Vậy đó những thứ bạn nghĩ chỉ là thứ phụ nhưng thực ra nó là thứ đầu tiên người ta nghĩ đến. Vì vậy hãy cẩn thận với những thứ đó. Đừng cứ nghĩ ta giỏi là ok. Đôi khi bạn giỏi nhưng sếp lại không biết nhưng bạn ăn mặc xấu thì sếp biết ngay.
À nếu bạn có ô che thì bạn không phải lo. Trừ khi ô của bạn bé quá.
Bạn có bầu chưa chắc đã thoát ra khỏi bảng. Hãy đọc 1 đoạn dưới đây làm ví dụ:
Chuyện kỳ lạ xảy ra tại chi nhánh một công ty phát hành của Đức ở Trung Quốc khi công ty này vừa quyết định cho một nữ nhân viên thiết kế chuyển sang lau chùi toilet!
Ju, tên nữ nhân viên, đang có mang 3 tháng và không hiểu chuyện gì thực sự xảy ra với mình. Công ty cho biết nhóm của Ju bị giải tán, đồng thời họ sa thải 10 nhân viên khác và lẽ ra Ju có tên trong số 10 người đó, nhưng vì cô đang có bầu nên được giữ lại công ty với "chức danh" mới - nhân viên tạp vụ - công việc chính là chùi toilet ít nhất 3 giờ mỗi ngày, phát thư, rửa ly và mua cơm cho mọi người. Điều đáng nói hơn, mặc dù bị thuyên chuyển công việc nhưng Ju vẫn được trả lương 1.188 USD/tháng, tương đương mức cũ, khiến cô trở thành nhân viên tạp vụ có thu nhập cao nhất trong lịch sử thành phố Thượng Hải. Trong khi đó, mức thu nhập của người giúp việc ở Trung Quốc chỉ vào khoảng 130 đến 200 USD. Tuy nhiên, Ju cho biết cô sẽ nghỉ việc sau khi làm rõ mọi chuyện. (Theo CriEnglish)
Phương An
Việt Báo (Theo_Thanh_Nien)
[youtube http://www.youtube.com/watch?v=K1uBY7jlxB4&w=480&h=390]
Chúc bạn không phải nằm trong danh sách bảng phong thần. Kết lại của bài viết: Khi bạn làm nhân sự và bạn biết công ty chuẩn bị tái cơ cấu thì việc của bạn đó là:
- Nên chủ động xây dựng bộ tiêu chí đánh giá các cán bộ.
- Bên cạnh đó là viết các tài liệu hướng dẫn việc trảm lính.
- Xây dựng chương trình PR nôi bộ trấn an những người ở lại.
- Chuẩn bị tinh thần đối phó với BHXH (vì nhân sự biến động sẽ bị hỏi ngay hoặc bị hành).
- Chủ động vẽ lại cơ cấu, mô tả công việc các phòng ban nháp.
- ...
Còn gì nữa không bạn nhỉ ?
Pingback: Việc truyền thông khi triển khai các dự án Nhân sự | Blog quản trị Nhân sự