Các cách thức để bạn có thể tăng thu nhập trong nghề nhân sự … Phần 5 – tìm cho mình 1 bố già đỡ đầu

Nửa đêm hôm nay, trong lúc tôi đang nghe lại bản ghi âm các cuộc trao đổi với lãnh đạo các trung tâm để làm báo cáo vào thứ 2 tới, tôi lại lang thang trên internet. Và có một điều thú vị tôi khám phá ra rằng: có một lý do lớn để bạn khó có thể thăng tiến trong Nghề Nhân sự. Đó do bạn không có bố già đỡ đầu. Trong bài viết :

Các cách thức để bạn có thể tăng thu nhập trong nghề nhân sự … Phần 2 – biết cách để tăng cấp bậc của mình

Tôi đã đề cập đến 7 bước để có thể tăng cấp bậc của bạn:

1. Cư xử khéo léo
2. Ăn mặc như người lãnh đạo
3. Chứng tỏ bạn đã sẵn sàng
4. Tập trung vào thành công của công ty ( Cho sếp biết khi bạn thăng tiến, công ty sẽ được lợi gì )
5. Không phủ nhận sếp hiện tại
6. Quan sát những người quản lí
7. Tích cực xây dựng mạng lưới quan hệ

Trong 7 điều này thì có điều thứ 7 là điều khá khó khăn. Thật không dễ dàng gì.

Đã đến lúc bạn cần giao lưu với cấp trên và đạt được sự ủng hộ của họ cho bước tiến tới vị trí lãnh đạo của bạn. “ Hãy tìm hiểu về tình hình quyền lực và nuôi dưỡng đồng minh trong công ty”, Jansen nói. Cô ấy bổ sung rằng bạn nên xây dựng quan hệ ở mọi cấp độ trong công ty, không chỉ với người ở vị trí cao hơn bạn.
Selden cũng đề nghị tìm một người cố vấn và và xin lời khuyên từ bộ phận nhân sự về việc chuyển tới vị trí lãnh đạo. “ Mạng lưới quan hệ của bạn nên bao gồm cả những người trong và ngoài công ty, họ là người có thể giúp bạn phát triển sự nghiệp”, ông nói.

Nếu bạn thực sự quan tâm và muốn hỏi tôi thì tôi sẽ khuyên bạn rằng bạn nên đọc quyển sách: Never eat alone. Một quyển sách hay. Sau khi đọc xong quyển sách này, bạn nên tiếp tục đọc quyển : Who's got yourback

Đây là 2 quyển sách hướng dẫn cho bạn bước thứ 7. Lan man ở ngoài giờ là lúc vào vấn đề chính:

Hầu hết mọi người, nếu đã làm nhân sư đều muốn leo lên những bậc thang thành công trong tổ chức của họ. Nhân sự mới vào nghề thì muốn lên làm trưởng phòng nhân sự. Trưởng phòng nhân sự thì lại muốn lên làm Giám đốc nhân sự. Giám đốc nhân sự thì lại muốn trở thành phó tổng phụ trách khối. Vậy đó, ai cũng muốn được thăng chức trong cái lộ trình công danh này.

Nhưng thật không may trong sự nghiệp của bạn có một số điểm làm bạn không thể thăng tiến được. Điểm này có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Đó có thể là sự nghiệp của bạn đã đạt đến cuối của thang ngạch bậc trong công ty bạn. Hoặc có thể là có một ai đó đã được bộ nhiệm vào vị trí đó.

Đôi khi dù bạn hổi đủ các yếu tố để trở thành ứng cử viên cho vị trí để thăng tiến không có nghĩa là bạn được thăng cấp vì có thể bạn thiếu đi 1 yếu tố "quan trọng" để tác động. Yếu tố đó mạnh hơn hẳn các yếu tố khác mà bạn có.

Trước khi nói cho bạn biết được yếu tố đó là gì thì tôi cũng khẳng định luôn đó không phải là:
- Năng lực làm việc của bạn.
- Mạng lưới quan hệ tốt
- Khả năng lãnh đạo tốt
- Kiến thức Nhân sự
- Và cũng không phải là sự hiểu biết về kinh doanh cũng như tài chính
...

Thuộc tính quan trọng khiến bạn có thể thăng tiến hay không đó là: bạn không có bố già đỡ đầu.

Vậy bố già đỡ đầu là gì?

Đó chính là người có ảnh hưởng lớn trong công ty của bạn ... và ủng hộ sự nghiệp của bạn một cách nhiệt tình. Họ sẽ tác động đến các quyết định thăng tiến để giúp bạn. Họ sẽ bảo vệ bạn trước các so sánh và các nỗ lực muốn đẩy bạn ra khỏi danh sách ứng cử viên cho vị trí thăng tiến sắp tới. Họ giới thiệu bạn với những người có quyền quyết định còn lại. Họ thuyết phục mọi người rằng bạn lựa chọn số 1.

Bạn càng lên cao thì bạn càng phải cần có bố già đỡ đầu. Thực tế tôi muốn nói với bạn rằng: Tôi biết 1 số chuyên viên nhân sự và một số họ đã đạt được những vị trí quản lý mà không cần đến 1 hoặc 2 bố già đỡ đầu có ảnh hưởng giúp đỡ. Nếu họ khuyên bạn rằng bạn không cần phải có bố già đỡ đầu thì tức là họ đang nói dối.

Đa số các tổ chức đều tham khảo ý kiến bố già đỡ đầu như là 1 sự đảm bảo. Nếu cần 1 ví dụ thì tôi nghĩ anh Tuấn Anh - chánh văn phòng của Hipt là một ví dụ. Anh Tuấn Anh sẽ không thể thăng tiến một cách chóng mặt ( trong vòng 2 năm ) từ một trưởng phòng nhân sự lên chánh văn phòng được nếu không có bố già đỡ đầu thúc đẩy đằng sau.

Nếu thêm ví dụ, thì lấy ví dụ cắt giảm nhân sự sẽ là hợp lý nhất cho bài viết này. Liệu bạn có sợ sẽ phải nằm trong danh sách đẫm máu này không? Nếu bạn có ai đó là bố già đỡ đầu trong hội đồng ra quyết định cắt giảm này thì hẳn bạn sẽ ăn ngon ngủ yên hơn nhiều so với những người khác.

Có thể bạn sẽ nói như vậy là không công bằng. Tôi đồng ý với bạn như vậy. Nhưng tôi quan điểm rằng cuộc sống sẽ có những lúc không công bằng như vậy. Điều quan trọng là sự nghiệp của bạn.

Đọc đến đây, bạn sẽ nghĩ Người cố vấn cũng giống như Bố già đỡ đầu. Theo tôi là không đúng như vậy. Chắc chắn có thể người cố vấn và bố già đỡ đầu là một nhưng điều này rất hiếm. Có một điều khác biệt rất lớn. Cố vấn là những người bạn chọn. Còn bố già đỡ đầu là người sẽ chọn bạn. Cả hai đều tin tưởng bạn, quý mến bạn và đều hướng theo bạn.

Điều khác biệt thực sự : khi bạn có bố già đỡ đầu thì bạn gần như đứng đầu trong các biểu đồ nhân sự. Không chỉ bảo đảm cho bạn khỏi bị rắc rối, họ còn giúp bạn tránh khỏi rắc rối khi ở vị trí đứng đầu bằng những lời khuyên tốt. Giống như bạn có một hoa tiêu giúp con thuyển ( bạn ) tránh được những lúc thủy triều lên xuống trên biển ( công ty bạn ).

Bố già đỡ đầu có sức mạnh mở ra cho bạn một cơ hội. Có thể bạn có một bố già đỡ đầu mà không hề biết rằng bạn có.

Và vì bạn không thể chọn cho mình một bố già đỡ đầu nên sẽ có một số mẹo giúp bạn bắt đầu tìm kiếm ...

1. Có thể sếp của bạn chính là bố già đỡ đầu cho bạn. Nếu sếp bạn là người che lưng cho bạn thì bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích từ việc này.
2. Nếu bạn có cố vấn cao cấp thì nên tìm cách để thuyết phục họ trở thành bố già đỡ đầu cho bạn. Hãy bắt đầu từ việc năng động, khéo léo, hữu ích và có ích. Làm một số điều phù hợp với ý thích của họ. Đăng ký và tham gia vào các nhóm dự án để hỗ trợ các sáng kiến của Cố vấn...
3. Tìm cơ hội để hỗ trợ lãnh đạo nhân sự mới vào công ty. Khi mới vào công ty, thường họ rất dễ tổn thương và không biết nhiều điều về công ty. Họ đang cố gắng xây dựng quan hệ, tìm hiểu văn hóa và xây dựng uy tín cho họ. Hầu hết họ sẽ chào đón sự giúp đỡ. Bạn có thể làm họ nhớ đến như là một người trợ giúp họ và ghi điểm bằng cách chủ động giới thiệu bản thân, mời cafe và chia sẻ quan điểm của bạn về công ty.
4. Trở thành một người đáng để đỡ đầu. Hãy bắt đầu bằng việc thực hiện xuất sắc công việc hiện tại của bạn. Vì không ai muốn là bố già đỡ đầu cho một ai đó được coi là cầu thủ hạng B hoặc C. Cho nên, hãy sẵn sàng đón nhận những góp ý thẳng thắn và luôn là người sẵn sàng chấp nhận rủi ro. Thường thì cơ hội sẽ đến khi bạn là người sẵn sàng chấp nhận rủi ro.

Một lần nữa, bạn có thể biết hoặc không biết một ai đó đang giúp đỡ bạn như một bố già đỡ đầu. Cho nên bạn nên luôn sẵn sàng hỗ trợ, xác nhận và trả lời 1 cách nhanh nhất các yêu cầu của các lãnh đạo công ty. Bởi vì 1, bạn sẽ giết chết sự nghiệp của bạn nếu bạn không làm. Và 2, có thể họ là bố già đỡ đầu bạn trong bóng tối.

Bài được dịch từ bài: One HUGE Reason You Aren’t Getting Promoted in HR…

Mất 2h30 để dịch một bài viết. Thật không dễ dàng gì. Chúc bạn ngủ ngon.

4 thoughts on “Các cách thức để bạn có thể tăng thu nhập trong nghề nhân sự … Phần 5 – tìm cho mình 1 bố già đỡ đầu

  1. Tuy em không có định hướng theo HR nhưng các bài viết trên blognhansu.net rất bổ ích cho sinh viên mới ra trường như em.
    Em cảm ơn anh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *