8 ngày trước tôi có viết một bài chia sẻ một tin hót: Sắp tới ngoài đóng BHXH theo thực thu nhập, chúng ta còn phải đóng cả BH tai nạn lao động nữa - http://goo.gl/pblXlK. Trong bài có thông tin về bảo hiểm tai nạn lao động:
Theo dự thảo Nghị định về Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc, người lao động và doanh nghiệp sẽ phải đóng thêm Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Theo đó, quỹ này được người lao động đóng góp 1% trên mức lương cơ sở, chủ sử dụng lao động đóng góp 1% trên mức lương cơ sở.
Đọc báo mà không có dẫn chứng thì cũng không tin lắm. Mãi cho đến hôm nay tôi được bạn Nguyễn Thùy Trang dẫn cho link chính xác của dự thảo:
Và đây chính xác là cái điều quy định của thông tin hót kia:
Điều 5. Mức đóng và phương thức đóng của người sử dụng lao động
Mức đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp quy định tại Khoản 3 Điều 44 được quy định chi tiết, như sau:
1. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng 1% trên tổng quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động quy định tại các điểm a,b,c,d,đ và e khoản 1 điều 2 Nghị định này.
2. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng 1% trên mức lương cơ sở đối với mỗi người lao động quy định tại điểm e, khoản 1, Điều 2 của Nghị định này vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
3. Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán thì mức đóng hằng tháng theo quy định tại khoản 1 Điều này; phương thức đóng được thực hiện hằng tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một lần.
4. Trường hợp người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động trong mỗi hợp đồng lao động phải đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo từng hợp đồng lao động đã giao kết nếu người lao động thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội. Mức đóng theo quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức;
c) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
d) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
đ) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học viên được hưởng sinh hoạt phí;
e) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
2 . Người sử dụng lao động theo quy định tại khoản 3 điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Vậy là cái điều ấy cũng sẽ đến thôi. Thêm mấy điều về quyền và trách nhiệm cho bài viết nó dài dài : ) Mùa đông mà, hôm nay lại lạnh 6 độ nữa. Chắc chả ai ra ngoài nên mọi người chịu khó đọc thêm rồi hãy tải dự thảo nghị định nhé.
Điều 31. Quyền của người lao động
1. Nhận hỗ trợ các chế độ đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp, khám, điều trị bệnh nghề nghiệp, phục hồi chức năng lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.
2. Người lao đông đang làm việc, thì được trả lương cho thời gian tham gia đào tạo, huấn luyện, đi khám, điều trị bệnh và phục hồi chức năng.
3. Khiếu nại, tố cáo về chính sách hỗ trợ phòng ngừa theo quy định của pháp luật.
4. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Điều 32. Nghĩa vụ của người lao động
1. Phải tham gia đào tạo, huấn luyện, khám, điều trị bệnh nghề nghiệp và phục hồi chức năng lao động.
2. Người lao động giao kết nhiều hợp đồng lao động phải tham gia các hoạt động đào tạo, huấn luyện, khám, điều trị bệnh nghề nghiệp và phục hồi chức năng lao động theo yêu cầu của các chủ sử dụng lao động.
Điều 33. Quyền của người sử dụng lao động
1. Được hỗ trợ kinh phí đào tạo, huấn luyện, đưa người lao động đi khám, điều trị bệnh nghề nghiệp và phục hồi chức năng cho người lao động theo quy định.
2. Từ chối thực hiện các yêu cầu không đúng quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
3. Khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
4. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Điều 34. Trách nhiệm của người sử dụng lao động
1. Chủ trì, phối hợp với tổ chức công đoàn cơ sở để thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về hỗ trợ đào tạo, huấn luyện, đi khám, chữa bệnh và phục hồi chức năng.
2. Xác định đối tượng cần hỗ trợ đào tạo, huấn luyện, đi khám, điều trị bệnh và phục hồi chức năng.
3. Lập các hồ sơ, đề xuất hỗ trợ đào tạo, huấn luyện, khám, điều trị bệnh nghề nghiệp và phục hồi chức năng.
4. Trước ngày 15 tháng 01 hằng năm có văn bản đề xuất Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hỗ trợ huấn luyện.
5. Tổ chức triển khai việc đào tạo, khám, chữa bệnh và phục hồi chức năng theo.
6. Phối hợp với các cơ quan chức năng trong quá trình điều tra lại các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo yêu cầu của cơ quan bảo hiểm xã hội.
7. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Phần cuối cùng, bao giờ cũng vậy, đây là link tải dự thảo xuống: http://adf.ly/1Vm65h
Khi thấy có mục quảng cáo, mọi người vui lòng ấn nút bỏ qua quảng cáo (skip ad) để trình duyệt tự tải về.
2 thoughts on “Dự thảo nghị định đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp”