Lowkey trong nhân sự: “Ẩn” nhưng không “chìm” khi đi làm như thế nào?

Lowkey là gì? Đây chắc hẳn là một từ khoá không ít bạn bắt gặp trên mạng xã hội. Nhưng bạn đã thật sự hiểu lowkey là người như thế nào và những điểm mạnh, điểm yếu của họ chưa? Và người lowkey khi đi làm như thế nào? Cùng Blognhansu tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!

1. Lowkey là gì?

“Lowkey” là một từ khóa khá phổ biến trong thời gian gần đây. Từ này có nguồn gốc từ tiếng Anh Mỹ với “key” để chỉ cường độ của màu sắc hoặc ánh sáng trong nghệ thuật thị giác. Trong ngữ cảnh, “low-key” dùng để chỉ một cảnh hay hình ảnh có ánh sáng hoặc màu sắc dịu, không quá chói mắt.

Vậy người lowkey là gì? Người lowkey là những người sống ẩn dật, không phô trương, thường tránh trở thành trung tâm của sự chú ý. Theo đó, người lowkey ở nơi công sở thường kiệm lời, chăm chỉ làm việc và ít khi giao tiếp với đồng nghiệp hay những người xung quanh.

Lowkey và introvert tưởng như đồng nghĩa nhưng thực chất lại có sự khác biệt. Introvert là người hướng nội, thường dành thời gian riêng cho những suy nghĩ, tư duy cá nhân. Còn người lowkey không hẳn là hướng nội, họ chọn cách không công khai nhưng kế hoạch, trạng thái cuộc sống của mình mà hoạt động một cách ẩn dật và kính đáo.

2. Ai là người có xu hướng sống lowkey?

Lowkey là phong cách sống nên ai cũng có thể là người lowkey. Nhưng những đối tượng sau thường có xu hướng sống kín đáo hơn:

  • Người hay ngại ngùng: những người ngại giao tiếp, nhút nhát và hay e thẹn thường có cách sống lowkey.
  • Người “mới”: những người là tân binh tại nơi làm việc thường khá lowkey trong thời gian đầu khi họ chưa quen với môi trường mới.
  • Người không muốn bị soi xét: đa số những người lowkey thường có tâm lý không thích cuộc sống hay thành tựu của mình bị soi mói, đánh giá. Họ chọn sống đơn giản và tránh xa rắc rối có thể đem lại nếu họ công khai hoạt động của bản thân.

3. Ưu điểm khi sống lowkey

Thay vì tìm kiếm lời khen hay sự công nhận của người khác, những người lowkey sẽ có sự tập trung cao độ hơn cho các mục tiêu của mình. Bên cạnh đó, giữ được chất lượng cao cho những mối quan hệ họ có. Đôi khi, trong môi trường công sở, việc lựa chọn phong cách lowkey sẽ tránh khỏi những drama không có, nâng cao chất lượng công việc.

4. Người lowkey khi đi làm và những điều cần biết

Như bạn cũng biết, lowkey đại diện cho phong cách sống tránh va chạm và kín đáo. Nhưng khi đi làm, nếu như quá im lặng và “chìm”, bạn sẽ khó có được sự phát triển hay thăng tiến xứng đáng với tài năng và công sức của bản thân. Đôi lúc, bạn sẽ cần “khoe khoang” hay “to tiếng” một chút để thể hiện những cống hiến của bạn.

Hãy khiêm tốn nhưng bạn đừng quên:

4.1 Tự nhận thức khả năng và thành tựu của mình

Chắc hẳn bạn đã từng nghe câu “hòa nhập nhưng không hòa tan”. Dù đó là một câu nói khá hài hước nhưng ý nghĩa đằng sau lại sâu xa hơn nhiều.

Không đòi hỏi sự chú ý không có nghĩa là bạn lãng phí điểm mạnh và thành tích của mình. Bạn cần nhận thức được bạn giỏi làm việc gì, có khả năng đạt thêm những thành tựu gì và hơn người khác ở điểm nào. Không kiêu ngạo nhưng cũng đừng coi nhẹ những gì bạn sở hữu.

4.2 Chấp nhận lời khen

Một số người lowkey thường cảm thấy ngại khi được người khác khen ngợi. Thế nhưng, sống lowkey không đồng nghĩa với tự ti. Vậy nên, bạn nên học cách tiếp nhận những lời khen và nhận xét tích cực từ những người xung quanh.

4.3 Không sợ sự chú ý

Đặc điểm của người lowkey là họ thường biến mất khỏi đám đông và nhường chỗ cho những người cởi mở, phóng khoáng hơn. Trở thành người high-key sẽ mang lại một bất lợi là dễ nhận sự chỉ trích và ý kiến tiêu cực.

Tuy vậy, đây cũng là một yếu tố mà người lowkey nên học cách chấp nhận. Bởi vì từ những lần nhận ý kiến chỉ trích, bạn mới có thể nhận ra những điều cần cải thiện. Thay vì chìm vào bóng tối, sự hiện diện của bạn sẽ đem lại cơ hội phát triển. Có thể phải đánh đổi nhưng cái giá nhận lại chắc chắn sẽ rất giá trị.

4.4 Nhắc tới thành tựu của mình

Trong công việc, việc nói về thành tích của bản thân là hoàn toàn chính xác, đặc biệt là với cấp trên. Bạn hãy chớp lấy cơ hội và cho những người xung quanh biết bạn đã cống hiến như thế nào và mang lại kết quả ra sao. Đôi khi, bạn phải chia sẻ ý kiến một cách thẳng thắn để khẳng định vai trò của bạn với tập thể nhóm và tổ chức.

Lời kết,

Hy vọng với bài viết hôm nay bạn đã có cái nhìn rõ ràng hơn về lowkey trong nhân sự. Bạn nghĩ như thế nào về những người lowkey trong môi trường công sở. Đừng ngại chia sẻ với Blognhansu trong phần bình luận nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *