Tổng hợp 4 các loại hình chấm công phổ biến trong doanh nghiệp

Chấm công là một công việc không thể thiếu trong các doanh nghiệp. Đây là cách thức giúp doanh nghiệp quản lý và theo dõi quỹ thời gian làm việc của nhân viên một cách chính xác và là cơ sở để tính lương thưởng. Vậy có các loại hình chấm công nào hiện nay? Cùng Blognhansu tìm hiểu trong bài viết này nhé!

1. Bảng chấm công là gì?

Bảng chấm công là mẫu bảng dùng để theo dõi ngày công thực tế mà người lao động đã làm việc hoặc nghỉ việc. Do đó, đây là căn cứ quan trọng để tính trả lương cho người lao động một cách chính xác nhất.

Trong bảng chấm công, sẽ phải có đầy đủ các số liệu cụ thể về ngày làm việc:

+ Chấm công ngày: Mỗi ngày sẽ dùng một ký hiệu khác nhau để chấm công.

+ Chấm công theo giờ: Số giờ người lao động làm trong một ngày.

+ Chấm công nghỉ bù: Áp dụng trong trường hợp làm thêm giờ có hưởng lương.

2. Các loại hình chấm công phổ biến trong doanh nghiệp hiện nay

Hiện tại, có rất nhiều cách thức chấm công hiện đại, đảm bảo mang lại nhiều lợi ích cho người dùng.

Cụ thể:

+ Tiết kiệm thời gian chấm công, không cần đến nhân lực là con người theo dõi, giám sát.

+ Tránh được các sai sót trong quản lý thời gian chấm công và đảm bảo tính khách quan trong công việc.

+ Tính minh bạch bởi vì toàn bộ dữ liệu được ghi chép lại với máy móc.

2.1 Chấm công bằng thẻ từ

Với hình thức này, doanh nghiệp cần trang bị thiết bị máy chấm công thẻ từ. Trong thẻ sẽ được cài đặt và lưu các thông tin như mã số và thông tin cá nhân của nhân viên. Và nhân viên chỉ cần thực hiện quẹt thẻ và đầu đọc thẻ là thông tin ngày giờ ra, vào sẽ được hiển thị và lưu trong máy.

Ưu điểm của việc chấm công bằng thẻ từ là thời gian thực hiện nhanh, giúp tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả đối với doanh nghiệp có quy mô nhân sự lớn. Bên cạnh đó, hình thức này cũng có tích hợp với phần mềm tính công nên có thể kết nối được với máy tính để xử lý thông tin nhanh và hiệu quả.

Chấm công bằng thẻ từ hạn chế tối đa những sai sót và hỗ trợ nhiều cho các bộ phận nhân sự và kế toán. Hơn nữa, các máy chấm công bằng thẻ từ có hỗ trợ lưu trữ đề phòng mất dữ liệu khi mất điện. Nên trong quá trình sử dụng, doanh nghiệp có thể hoàn toàn yên tâm.

Tuy nhiên, với hình thức chấm công này, doanh nghiệp sẽ cần bỏ ra một khoản chi phí nhất định để in thẻ từ cho nhân viên. Cũng như, bắt buộc người dùng phải nhớ mang theo thẻ nếu không sẽ không thể tiến hành chấm công.

2.2 Chấm công bằng vân tay

Hình thức này sẽ sử dụng công nghệ sinh trắc học để xác định danh tính người thực hiện thông qua vân tay. Áp dụng phương pháp chấm công bằng vân tay có độ chính xác cao và hạn chế việc nhân viên gian lận.

Bên cạnh đó, thao tác thực hiện nhanh chóng chỉ từ 1-2s/1 lần chấm công. Mọi dữ liệu trong máy chấm công có thể trích xuất một cách nhanh chóng sang máy tính và được đồng bộ với các phần mềm chấm công khác.

Nhược điểm của hình thức này là có thể bất tiện cho một số trường hợp nhân viên bị ra mồ hôi tay hoặc tay bị mất vân do trầy xước, …

2.3 Chấm công bằng khuôn mặt

Chấm công bằng khuôn mặt đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự đầu tư đầu vào bởi vì chi phí mua máy thường cao hơn những dòng máy khác. Thông qua camera và thuật toán được thiết lập từ trước, sau khi nhận diện xong sẽ tiến hành đưa ra so sánh với dữ liệu đã được lưu trước đó. Nếu đúng người, thông tin sẽ hiển thị trên màn hình và thông báo chấm công thành công.

Sử dụng hình thức chấm ông này cho độ chính xác cao. Đồng thời, không yêu cầu nhân viên phải cầm thẻ hay lo lắng các vấn đề về vân tay. Bạn chỉ cần đảm bảo đến đúng giờ, chắc chắn dữ liệu chấm công sẽ có bởi sự hỗ trợ tuyệt đối của máy chấm công hiện đại.

2.4 Chấm công bằng phần mềm nhân sự

Nhân viên trong tổ chức cũng có thể tiến hành chấm công thông qua phần mềm. Nó được tự động hóa dữ liệu giúp việc chấm công và quản lý nhân sự trở nên dễ dàng và đơn giản hơn. Hình thức này sẽ có hai hình thức chính là kết nối wifi hoặc định vị GPS.

Phần mềm chấm công giúp người quản lý không mất thời gian mà vẫn có thể chấm công một cách chính xác. Đặc biệt, nó mang lại những trải nghiệm mới, tuyệt vời hơn cho người lao động, tạo nên một môi trường làm việc chuyên nghiệp và hiện đại.

Lời kết,

Trên đây là các hình thức chấm công phổ biến đang được áp dụng trong doanh nghiệp hiện nay. Mỗi cách thức sẽ tồn tại những ưu và nhược điểm riêng nhưng nhìn chung đều đáp ứng được những yêu cầu quản lý nhân sự. Dựa trên tình hình thực tiễn hay nhu cầu, mục đích sử dụng mà doanh nghiệp có thể cân nhắc và lựa chọn hình thức phù hợp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *