Bạn có biết hiệu ứng tâm lý “cửa sổ vỡ” xảy ra rất nhiều trong Quản trị nhân sự?

Hiệu ứng cửa sổ vỡ là hiệu ứng tâm lý của con ng với đại ý rằng khi cửa sổ của một ngôi nhà bị vỡ mà không được sửa hoặc thay thế thì ng ta sẽ coi đó là nhà không có chủ và sẽ tiếp tục làm các cửa sổ khác vỡ theo.

Hiệu ứng này được thể hiện qua 2 câu truyện sau:

Truyện 1: Trong thời kỳ bong bóng Internet năm 2001, Netflix đã sa thải khoảng 1/3 số nhân viên của mình, còn tất cả các nhân viên còn lại đều giảm lương.

Người sáng lập Reed ban đầu nghĩ rằng những nhân viên còn lại vì bị giảm lương mà sẽ mất tinh thần làm việc, nhưng không, họ không những không chểnh mảng mà còn vô cùng nhiệt huyết, họ đến công ty đúng giờ mỗi ngày đồng thời hoàn thành rất tốt nhiệm vụ của mình.

Sau này, Reed phát hiện ra rằng, chính vì nhóm người "con sâu làm rầu nồi canh" đã bị loại bỏ nên "mật độ nhân tài" trong công ty được nâng cao, không khí làm việc và tinh thần chiến đấu của các nhân viên trong công ty cũng được nâng cao lên rất nhiều.

Sau này nữa, ông phát hiện ra thêm một điều rằng, làm việc với những người tài giỏi sẽ khiến con người ta phấn chấn, đồng thời học hỏi thêm được nhiều thứ, đặc biệt khi mà phong cách làm việc của họ có ảnh hưởng nhất định tới bạn, bạn tự nhiên sẽ được nâng lên một tầng cao mới.

Truyện 2: Giáo sư Will Phelps thuộc Đại học New South Wales ở Australia đã có một nghiên cứu thú vị chứng minh rằng cái "xấu" của con người thực sự có thể lây lan.

Ông lập ra một vài nhóm, mỗi một nhóm bao gồm 4 sinh viên đại học.
Ông yêu cầu mỗi một nhóm trong vòng 45 phút sẽ phải hoàn thành một nhiệm vụ quản lý, nhóm biểu hiện tốt nhất sẽ được thưởng 100 đô la.

Nhưng có một điều mà các sinh viên không biết đó là, trong một vài nhóm đều sẽ được "gài" vào một nhân vật "người xấu".
Có nhóm sẽ có "người lười", chỉ biết chơi điện thoại, không làm gì.
Có nhóm sẽ có "người ngông cuồng", chỉ ngồi đó nói móc, chê bai công việc của những người xung quanh.
Có nhóm sẽ có người "bi quan", chỉ biết phàn nàn, luôn hoài nghi rằng nhóm mình không thể thành công…

Trải qua thực nghiệm, giáo sư Will phát hiện, cho dù các thành viên còn lại rất thông minh, nhưng chỉ cần có một "người xấu" trong nhóm thôi thì hiệu suất của nhóm cũng sẽ rất thấp, thành tích của nhóm có "người xấu" thấp hơn thành tích trung bình khoảng 40%.

Nhóm có "người lười", cả nhóm cũng dần mất đi tính tích cực; nhóm có "người ngông cuồng", cả nhóm rất nhanh sau đó cũng bắt đầu xảy ra c.ãi cọ, ch.ỉ tr.ích lẫn nhau; nhóm có "người bi quan", cuối cùng cả nhóm cũng hoài nghi về tương lai của nhóm mình…

Mặc dù chỉ kết hợp với nhau trong vòng 45 phút, nhưng hành vi của một người cũng ảnh hưởng rất nhiều tới những người xung quanh.

Có một đoạn video khiến tôi có ấn tượng rất sâu sắc như này, một nhóm nào đó có một "người lười", khi mới bắt đầu, cả nhóm ai nấy cũng ngồi ngay ngắn, nghiêm túc, tràn đầy nhiệt huyết. Nhưng khoảng 45 phút sau đó, vì bị hành vi của người lười ảnh hưởng mà ai cũng uể oải, vạ vật trên ghế.

? Thực tế trong công việc, chúng ta luôn có quả táo xấu. Liệu chúng ta có biết cách phân biệt các loại táo?

Nguyễn Hùng Cường (kinhcan24)
Tư vấn xây dựng hệ thống QTNS bài bản

Tái bút: Nếu chưa, hãy tham gia lớp Kỹ thuật triển khai hệ thống Quản trị hiệu suất BSCKPI online G17 – 12/07/2022 tối thứ 3 thứ 5 từ 19h00 – 21h00 online trên zoom trong vòng 8 buổi. Thực hành từng bước một trên mô hình giả định doanh nghiệp của học viên. Chi tiết xem tại: daotaonhansu.net/kpi

Bạn sẽ biết cách để đo đếm hiệu quả công việc của một vị trí là như nào.

Liên hệ:
– Ms Vũ Thị Thanh Bình - Thành viên BQT HrShare | Phụ trách Chăm sóc Cộng đồng | Điện thoại : 083.88.33616/ Zalo: 0936.194.592 – [email protected]
– Ms. Đỗ Ngọc Mai - Thành viên BQT HrShare Community | Trợ lý Học viện Nhân sư GSA | Điện thoại: 036.9904.004 – [email protected]

Trân trọng,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *