Luật lao động 2012 vẫn còn bất công ?

Hôm nay có một đoạn trao đổi trên Group mail Hr rất thú vị về luật lao động và trường hợp đi nghĩa vụ công dân. Bạn có nghĩ: luật lao động của chúng ta đã công bằng cho tất cả người lao động ?

Chào các anh chị !

Mình có việc này nhờ các anh chị tư vấn: Mình có một nhân viên nam, vừa qua người này có lệnh gọi quân dự bị (cho quân nhân đã xuất ngũ và trong danh sách dự bị động viên) trong vòng 15 ngày.
Theo nội quy của công ty mình, trường hợp này cho nghỉ không lương và không được hưởng lương BHXH.
Xin các anh chị tư vấn dùm mình: Có quy định nào của Nhà nước, cho phép trường hợp này hưởng BHXH hay không ?

Rất cám ơn sự hỗ trợ của các anh chị !
Trần Thanh Tâm.

TamTT-VinhLong

***

Dear bạn,

Theo Luật BHXH và Luật Nghĩa vụ quân sự thì thời gian phục vụ tại ngũ sẽ được tính hưởng BHXH theo quy định của Luật BHXH.

Khi trở lại làm việc tại công ty cũ hoặc làm việc tại một doanh nghiệp khác theo HĐLĐ có thời hạn từ 3 tháng trở lên, phải nộp lại sổ bảo hiểm xã hội cho người sử dụng lao động để được tiếp tục tham gia BHXH bắt buộc theo luật định.

Nghị định 66/CP ngày 30 -9 -1993 của Chính phủ quy định chế độ BHXH đối với lực lượng vũ trang quy định chỉ có quân nhân thuộc diện hưởng lương mới được áp dụng đủ cả 5 chế độ BHXH. Quân nhân thuộc diện hưởng sinh hoạt phí (hạ sĩ quan, binh sĩ) chỉ được hưởng 2 chế độ: tai nạn lao động- bệnh nghề nghiệp và tử tuất

Nghị định 68/2007/NĐ-CP ngày 19-4-2007, hướng dẫn thi hành Luật BHXH đối với lực lượng vũ trang thì hạ sĩ quan, binh sĩ lực lượng vũ trang, kể từ 1-1-2007 trở đi, nếu khi xuất ngũ mà không nhận trợ cấp một lần thì được bảo lưu thời gian đã đóng BHXH để cộng với các giai đoạn đóng BHXH sau này.

Thân mến.
Phoenix HROD

***

Gửi các Anh/Chị,

Mình có ý kiến về case này như sau:

1/ Công ty bạn Tam Tran Thanh đã làm như vậy là không trái Luật.

2/ Tuy nhiên, trong Luật Lao động hiện hành (Điều 67) và Nghị định 114/2002/NĐ-CP quy định thi hành Luật Lao động về tiền lương (Điều 12, 13) có nói rõ:

“Khi người lao động phải tạm thời nghỉ việc để làm nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên thì người lao động được tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày tạm nghỉ và được khấu trừ vào tiền lương theo quy định của pháp luật lao động”.

Nghĩa là Cty có nghĩa vụ tạm ứng lương cho anh nhân viên này, nhưng sau đó sẽ trừ lại (có thể trừ dần hàng tháng, … ).

3/ Khoản 2, Điều 100 - Luật Lao động mới (hiệu lực từ ngày 1/5/2013) lại quy định:

“Người sử dụng lao động phải tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng lương và phải hoàn lại số tiền đã tạm ứng trừ trường hợp thực hiện nghĩa vụ quân sự”.

Như vậy thì quá rõ ràng, từ ngày 1/5/2013 về sau, nếu có nhân viên nào thuộc case này thì được hưởng lương trong thời gian đi làm nghĩa vụ quân nhân dự bị.

4/ Nhân đây, cho mình chia sẻ thêm 1 ý:

Các bạn có thấy Luật Lao động hiện hành của mình có bất công không khi 1 công dân, phải tạm nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân đối với tổ quốc (quân nhân dự bị) mà lại không được hưởng lương và các chế độ khác.

Trong khi đó, 1 nhân viên trong quá trình làm việc, vi phạm kỷ luật và bị tạm giam, tạm giữ (ví dụ trộm cắp tài sản Cty, phá hoại tài sản công ty, …) thì lại được tạm ứng 50% lương. Nếu sau đó, nhân viên có lỗi thì cũng không phải trả 50% lương đó cho Cty.
(xem thêm Điều 13, Nghị định 144/2002)

Trân trọng.

TRẦN KIM SANG

***

3/ Khoản 2, Điều 100 - Luật Lao động mới (hiệu lực từ ngày 1/5/2013) lại quy định:

“Người sử dụng lao động phải tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng lương và phải hoàn lại số tiền đã tạm ứng trừ trường hợp thực hiện nghĩa vụ quân sự”.

Như vậy thì quá rõ ràng, từ ngày 1/5/2013 về sau, nếu có nhân viên nào thuộc case này thì được hưởng lương trong thời gian đi làm nghĩa vụ quân nhân dự bị.

>> Chỗ này chưa rõ nghĩa anh ạ: Người sử dụng lao động phải hoàn lại số tiền đã tạm ứng hay người lao động phải hoàn lại số tiền đã tạm ứng. Hoàn lại tức là "trả số tiền đã tạm ứng lại" hay là gì ? Luật chỗ này không rõ. Từ ngữ không thuần Việt dễ gây nhầm lẫn ghê. Hay anh viết thiếu chữ "không"

Đây là điều 100 trong bộ luật 2012 đã sửa đổi:

Điều 100. Tạm ứng tiền lương

1. Người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thoả thuận.
2. Người sử dụng lao động phải tạm ứng tiền lương cho người lao động phải tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật từ 01 tuần trở lên trừ trường hợp thực hiện nghĩa vụ quân sự thì người lao động được tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày tạm thời nghỉ việc nhưng tối đa không quá 01 tháng lương và phải hoàn lại số tiền đã tạm ứng.

Nó khác với điều anh trích dẫn. >> Không biết cái nào đúng. Nếu theo cái điều mình trích dẫn thì người lao động vẫn phải trả lại tiền. (luật chỗ này hơi nhiều "thì" và câu cú lủng củng quá)

BO LUAT LAO DONG SUA DOI 2012

Kinhcan24

***

Cả nhà cùng trao đổi và thảo luận nhé: Luật lao động 2012 có bất công ?

One thought on “Luật lao động 2012 vẫn còn bất công ?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *