Quản trị nhân sự ảnh hưởng như thế nào đến sự tăng trưởng của doanh nghiệp?

Trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng cạnh tranh, quản trị nhân sự đã trở thành một yếu tố then chốt quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Quản trị nhân sự ảnh hưởng như thế nào đến sự tăng trưởng của doanh nghiệp? Cùng Blognhansu tìm câu trả lời trong bài viết nhé.

Bản chất của quản trị nhân sự

Quản trị nhân sự hay quản lý nguồn nhân lực, là công tác quản lý các lực lượng lao động trong doanh nghiệp.

Quản trị nhân sự bao gồm các nhiệm vụ thu hút, tuyển dụng, đào tạo, đánh giá, xây dựng lương thưởng cho người lao động. Đồng thời, đánh giá, giám sát hiệu quả lao động, lãnh đạo và xây dựng văn hóa của tổ chức, đảm bảo phù hợp với luật lao động và công việc (việc làm).

Vai trò của quản trị nhân sự trong doanh nghiệp

Doanh nghiệp muốn vận hành tốt thì con người là yếu tố tiên quyết. Do đó, mọi thành bại của doanh nghiệp đều phụ thuộc vào con người, từ người lãnh đạo, nhà quản lý đến nhân viên. Một doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh mạnh trên thị trường, chắc chắn sẽ có đội ngũ nhân sự giỏi về cả chuyên môn và tinh thần gắn kết.

1. Đảm bảo đủ nhân sự để doanh nghiệp vận hành liên tục, hiệu quả

Quản trị nhân sự là hoạt động với nhiệm vụ tuyển dụng, tìm kiếm người tài và sử dụng chính sách đào tạo, đãi ngộ… để giúp nhân sự có đủ khả năng, tố chất, gắn bó lâu dài. Hoạt động quản lý nguồn nhân lực tốt, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ có đủ số nhân sự chất lượng để hoạt động kinh doanh, sản xuất diễn ra liên tục và hiệu quả.

Nếu không có hoạt động quản lý nhân sự hoặc có nhưng không được tổ chức hiệu quả thì doanh nghiệp có thể gặp phải những vấn đề như:

  • Thiếu nhân sự cần có để vận hành doanh nghiệp.
  • Tuyển dụng không hiệu quả.
  • Tỷ lệ biến động nhân sự lớn, đội ngũ không ổn định.

2. Hỗ trợ hoạt động xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Mọi hoạt động liên quan đến quản trị con người đều góp phần xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Trong mối liên hệ giữa con người với con người, con người với tổ chức, quản trị nhân lực doanh nghiệp đóng vai trò chọn lọc những người phù hợp với văn hóa, định hướng và gắn kết.

Nếu quản trị nhân sự không tốt, doanh nghiệp khó có thể tạo dựng một môi trường làm việc lành mạnh, đoàn kết và chuyên nghiệp.

3. Là hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tăng trưởng và phát triển bền vững

Quản trị nhân sự góp phần xây dựng tổ chức ổn định hơn. Những nhân sự phù hợp chính là tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp. Nhờ có nhân sự, doanh nghiệp mới có thể tăng trưởng và phát triển theo thời gian.

Nếu có một đội ngũ vững vàng và gắn kết, doanh nghiệp có thể nhanh chóng thích ứng với mọi biến động của thị trường để tìm ra cơ hội mới. Đây cũng là điều mà doanh nghiệp hướng tới trong quản trị nguồn nhân lực: đội ngũ nhân sự đổi mới sáng tạo, thích ứng nhanh.

Quy trình khởi tạo và xây dựng hệ thống quản trị nhân sự

Để bắt đầu khởi tạo và xây dựng một hệ thống quản trị nhân sự cho doanh nghiệp cần có 4 hoạt động cơ bản sau:

1. Phân tích công việc quản trị nhân sự

Bước đầu tiên mà doanh nghiệp cần làm là phân tích công việc dựa trên mục tiêu hướng đến của doanh nghiệp tại thời điểm đó và trong ngắn hạn. Dựa vào đó, doanh nghiệp sẽ xây dựng những việc cần làm:

  • Doanh nghiệp sẽ phát triển sản phẩm/lĩnh vực nào?
  • Cần những phòng ban nào trong quá trình phát triển sản phẩm/lĩnh vực?
  • Cần những vị trí gì? Bao nhiêu nhân sự trong phòng ban đó để đảm bảo công việc được thực hiện?

Sau khi phân tích những nội dung trên, doanh nghiệp sẽ phân tích thêm mô tả công việc của các bộ phận, vị trí, quy chế tổ chức, hướng phát triển của quản trị nhân sự phù hợp với mục tiêu phát triển của doanh nghiệp.

2. Tuyển dụng nhân sự

Tuyển dụng nhân sự là hoạt động tiếp theo sau khi phân tích công việc quản trị nguồn nhân lực. Thông qua những phân tích trước đó, doanh nghiệp cần thực hiện tuyển dụng đủ số lượng nhân viên tương ứng, đảm bảo phù hợp với vị trí công việc và những tố chất cần có của ứng viên phù hợp với văn hóa doanh nghiệp.

3. Đào tạo nhân sự để nâng cao năng lực đội ngũ

Quản trị nhân sự bao gồm cả hoạt động đào tạo. Ngày nay, lực lượng lao động không chỉ đơn thuần muốn tìm kiếm một công việc, mà họ còn mong muốn được tôn trọng, nâng cao năng lực khi làm việc tại tổ chức. Vì vậy, doanh nghiệp cần xây dựng những chương trình đào tạo nhân sự cho nhân viên mới, nhân viên đang làm việc để năng lực đội ngũ luôn được nâng cao, cũng là cách để gia tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Các chương trình đào tạo tại doanh nghiệp thường được triển khai như:

  • Đào tạo về văn hóa tổ chức.
  • Chương trình đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ phục vụ công việc: quản trị dự án, nghiệp vụ marketing,…
  • Chương trình đào tạo kỹ năng mềm: thuyết trình, giao tiếp, làm việc nhóm, quản lý thời gian…
  • Chương trình đào tạo đổi mới sáng tạo, phát triển tư duy…

Công tác đào tạo nhằm mục đích tối đa hóa hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực, giúp người lao động hiểu hơn về vị trí công việc và phát huy hết khả năng làm việc.

4. Chính sách đãi ngộ: lương thưởng, tạo động lực cho nhân viên

Một hoạt động vô cùng quan trọng trong quản trị nhân sự doanh nghiệp là những chính sách đãi ngộ, lương thưởng, tạo động lực cho nhân viên để họ nỗ lực cống hiến hơn, gắn bó với doanh nghiệp lâu hơn.

Hoạt động này bao gồm việc xây dựng quy chế lương thưởng, khung đánh giá năng lực để có quyết định về đãi ngộ phù hợp, các hình thức khen thưởng khác ngoài lương, thưởng bằng vật chất…

Chính sách đãi ngộ cũng là yếu tố quyết định lớn đến việc nhân sự có quyết định gắn bó với doanh nghiệp hay không. Do đó, khi xây dựng quy chế lương thưởng liên quan, doanh nghiệp cần đặc biệt chú trọng để vừa cân bằng được tình hình tài chính của doanh nghiệp, vừa đáp ứng kỳ vọng của nhân viên.

Lời kết

Trên đây là những thông tin quan trọng về quản trị nhân sự trong doanh nghiệp. Hy vọng bài viết cung cấp những thông tin nền tảng nhất giúp bạn hiểu được vai trò của quản trị nhân sự và các hoạt động liên quan.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *