Hiệu ứng tâm lý trong quản trị nhân lực là cụm từ khá hot và được nhiều nhà nhân sự quan tâm. Việc hiểu rõ bản chất và ứng dụng đúng trong từng trường hợp là điều rất quan trọng trong quản lý nhân sự. Từ đó tạo được sự kết nối giữa doanh nghiệp và nhân viên. Bài viết dưới đây của Blognhansu sẽ “bật mí” cho bạn 14 hiệu ứng tâm lý trong quản trị nhân lực nhé.
1. Lời tiên tri tự ứng nghiệm
Là một sự dự đoán nào đó nhưng kết quả mang lại rất đúng với lời tiên tri ban đầu nhờ có sự tác động giữa niềm tin và hành động của chính người đó. Trong quản trị nhân lực, nếu nhân sự chịu sự ám thị nào lâu dài thì kết quả mang lại sẽ đúng như ám thị đó.
2. Hiệu ứng quá giới hạn
Hiệu ứng quá giới hạn là trạng thái khá tiêu cực nói về một điều gì đó quá mức hoặc bị kích thích quá nhiều cũng không tốt. Giải thích rằng khi con người chịu sự kích thích quá lớn lâu dần sẽ dẫn đến tiêu cực, tâm lý cực kỳ khó chịu và có hành động phản kháng.
3. Hiệu ứng Westerners
Hiệu ứng Westerners còn có tên gọi khác là hiệu ứng tâm lý thao túng người khác được phát hiện bởi nhà tâm lý học Westerners. Trong quản trị nhân lực, hiệu ứng này ám chỉ việc nhân viên bị tác động tâm lý bởi nhà nhân sự về một sự việc, quan điểm hay hành động nào đó.
4. Hiệu ứng Gió Nam
Có nguồn gốc từ một tác giả người Pháp - Jean de La Fontaine. Hai loại gió Nam - Bắc này thường so sánh nhau, không ai chịu thua ai. Và rồi cả 2 quyết định thử thách nhau xem ai sẽ thổi rơi áo khoác người đi trước sẽ thắng. Trong quản trị nhân lực ám chỉ việc nên hiểu rõ và đáp ứng đúng nhu cầu nội tại, thỏa mãn mong muốn của con người, không nên cứng nhắc thì sẽ đạt được mục đích, có kết quả tốt.
5. Hiệu ứng thùng gỗ
Hiệu ứng thùng gỗ được phát minh và sáng lập bởi ông Peter. Trong quản trị nhân lực, khi đánh giá một nhân viên nào đó, bạn không thể chỉ nhìn vào điểm tốt mà nhận xét họ là tốt, có tài năng và phù hợp với doanh nghiệp. Bạn cần đánh giá, xem xét cả điểm yếu của nhân viên đó để có cái nhìn tổng thể nhất.
6. Hiệu ứng Hawthorne
Hiệu ứng Hawthorne hay còn gọi là hiệu ứng thay đổi hành vi con người trong tập thể, được phát hiện khi làm nghiên cứu của nhà máy Western Electric's Hawthorne (Mỹ) nhằm đánh giá năng suất lao động. Trong quản trị nhân lực, hiệu ứng này được ứng dụng trong việc thấu hiểu nhân viên, sau khi được giãi bày, họ sẽ cảm thấy dễ chịu và nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
7. Hiệu ứng tăng giảm
Được sử dụng nhiều trong việc giao tiếp giữa người với người đặc biệt là trong quản trị nhân lực. Nhà nhân sự, nhà lãnh đạo nào cũng mong muốn và hy vọng sự yêu thích của nhân viên công ty “không ngừng tăng lên” chứ không phải không ngừng giảm đi”. Hiệu ứng tăng giảm khuyên bạn: Hãy chỉ ra những lỗi sai với thiện chí chia sẻ chứ không phải chỉ trích. Sau đó chỉ ra những cái đúng, cái nên làm để chính người nghe tiếp thu lời khuyên và trở nên tốt hơn.
8. Hiệu ứng bươm bướm
Hiệu ứng bươm bướm mang ý nghĩa cuộc sống: “Dù một hành động nhỏ, sự kiện nhỏ cũng có thể mang đến kết quả bất ngờ. Thậm chí có thể thay đổi vận mệnh hoặc cuộc đời về sau của một ai đó". Trong quản trị nhân lực, hiệu ứng bươm bướm cho các nhà lãnh đạo biết rằng chỉ cần thay đổi những điều nhỏ nhất theo hướng tích cực, kiên trì thì kết quả tinh thần mang đến cho nhân viên sẽ được cải thiện rõ rệt. Ngược lại nếu những thay đổi này sai lệch thì ảnh hưởng tiêu cực cũng rất lớn.
9. Hiệu ứng đóng ký hiệu (ám thị)
Trong quản trị nhân lực, hiệu ứng này được sử dụng rất thường xuyên mà đôi khi nhà nhân sự không phát hiện. Trong công ty, doanh nghiệp, hiệu ứng đóng ký hiệu thường dùng theo mệnh lệnh của cấp trên với cấp dưới là chủ yếu.
10. Hiệu ứng ngưỡng vào
Hiệu ứng ngưỡng vào được sử dụng rất nhiều trong quản trị nhân lực. Cụ thể, khi nhà lãnh đạo phân công công việc cho nhân viên nhưng yêu cầu quá cao, vượt quá năng lực của nhân viên đó với tỷ lệ hoàn thành hoặc hiệu quả năng suất sẽ rất thấp. Ngược lại nếu bạn chỉ đưa ra mức quy định sát với khả năng con người có thể thực hiện, nhân viên sẽ thực hiện tốt nhất cso thể. Sau đó, muốn tăng mức độ thì sẽ dễ đạt được mục tiêu hơn, bởi người làm đã vượt quá mức giới hạn đầu tiên.
11. Hiệu ứng 5 con khỉ
Hiệu ứng này áp dụng rất nhiều trong công việc: Nếu nhân viên có ý kiến khác biệt mà bị bác bỏ, tâm lý “không được làm trái ý sếp”, sau nhiều lần họ sẽ thụ động, ngại thay đổi, không có sự bứt phát. Nhưng nếu nhân viên không đủ tài giỏi mà thích thể hiện bản thân thái quá, cố tạo sự khác biệt nhưng kết quả lại đi lệch hướng thì rất có thể sẽ bị đào thải.
12. Hiệu ứng con khỉ thứ 100
Hiệu ứng con khỉ thứ 100 còn được hiểu là hiệu ứng bầy đàn. Tức là khi ở chung với đám đông, nếu thấy nhiều người khác hành xử như thế nào thì người còn lại sẽ có xu hướng làm theo.
13. Hiệu ứng cửa sổ vỡ
Hiệu ứng này cũng được sử dụng rất nhiều trong quản trị nhân lực, bởi chúng có thể giúp các nhà lãnh đạo nhận ra những hành động lịch sự hay không, sự tử tế hay vô tâm. Muốn xây dựng văn hóa doanh nghiệp thì không nên xem nhẹ những chi tiết nhỏ, mỗi hành động tốt của nhân viên này sẽ làm gương cho nhân viên khác. Đặc biệt, kiên định với hành động đúng đắn, chuẩn mực để không bị tác động, dễ lung lay bởi vài cá nhân làm ảnh hưởng xấu đến cả bộ máy.
14. Hiệu ứng viên kẹo
Hiệu ứng viên kẹo có nghĩa là khi bạn cho ai khác một thứ gì đó, có thể người nhận sẽ nghĩ đó là bổn phận, trách nhiệm bạn phải làm. Và khi bạn không cho đi nữa, không giúp đỡ nữa thì họ sẽ lập tức trở mặt, không công nhận những gì bạn đã làm trước đó.
Ví dụ như trong công ty, bạn là nhân viên gương mẫu, chăm chỉ nhất phòng ban đó, trong lòng bạn chỉ nghĩ rằng cố gắng làm công việc xuất sắc nhất có thể, không suy tính thiệt hơn hay so bì ăn làm nhiều làm ít. Nhưng đến một ngày, bạn cảm thấy đuối sức khi phải “gánh team”, bạn cần người chia sẻ công việc thì sếp lại đánh giá thấp kỹ năng của bạn.
Lời kết
Bài viết trên đã cho ta thấy 14 hiệu ứng tâm lý trong quản trị nhân lực. Mong rằng các nhà lãnh đạo sẽ áp dụng được hiệu ứng tâm lý phù hợp với doanh nghiệp của mình để tạo được sự gắn kết, gây dựng được sự đoàn kết lâu dài.