Thiết lập mục tiêu cho viễn cảnh tài chính

Kính thưa các anh chị.

Bản đồ chiến lược gồm có 4 viễn cảnh: tài chính, khách hàng, quản lý nội bộ, học tập và phát triển. Và làm thế nào để thiết lập được mục tiêu, điền vào ô trống trong bản đồ chiến lược của tổ chức anh chị. Ngày hôm nay, Nhung xin hướng dẫn cách xây dựng mục tiêu cho viễn cảnh tài chính.

Nhắc đến bản đồ chiến lược, chúng ta thường nghĩ ngay đến viễn cảnh tài chính, và chúng ta thường thấy viễn cảnh tài chính được đặt lên phần đầu trong 4 viễn cảnh. Câu hỏi được đặt ra là viễn cảnh tài chính có bao giờ đặt sau các viễn cảnh còn lại không? Nhung xin thưa là có ạ. Các mục tiêu cho viễn cảnh tài chính trong bản đồ chiến lược thường tập trung vào giá trị cổ đông, tăng trưởng doanh thu và năng suất. Và nếu tổ chức đó không tập trung vào doanh thu mà tập trung vào viễn cảnh khác thì viễn cảnh đó có thể đặt lên trên đầu. Ví dụ những tổ chức phi chính phủ chuyên về giáo dục và đào tạo có thể đặt viễn cảnh học tập và phát triển lên trên.

Doanh nghiệp đến 1 thời điểm nào đó, khi sự phát triển ổn định rồi, có thể đặt viễn cảnh quy trình nội bộ lên trên tại một thời điểm chiến lược nào đó.

Và điều đó hoàn toàn có thể xảy ra phụ thuộc vào quan điểm của tổ chức, của doanh nghiệp.

Thiết lập viễn cảnh tài chính như thế nào?

Như Nhung đã trình bày ở trên, các mục tiêu cho viễn cảnh tài chính trong bản đồ chiến lược thường tập trung vào giá trị cổ đông, lợi nhuận, doanh thu và năng suất.

Để tạo được lợi nhuận, chúng ta sẽ cố gắng bán được càng nhiều sản phẩm và dịch vụ trong khi đó phải giảm bớt gánh nặng chi phí bắt buộc.

Do vậy khi phát triển các mục tiêu cho viễn cảnh tài chính của bản đồ chiến lược, hầu hết mọi mọi doanh nghiệp theo đuổi lợi nhuận và sẽ tập trung nỗ lực chủ yếu vào các chủ đề về tăng trưởng doanh thu, năng suất để cuối cùng định hướng được giá trị lớn hơn cho cổ động.

Về mục tiêu cho viễn cảnh tài chính trong bản đồ chiến lược, chúng ta sẽ thường bắt đầu bằng: tăng lợi nhuận, giảm lợi nhuận (Chắc chắc doanh nghiệp nào đặt mục tiêu này 😊), ổn định lợi nhuận.

Sự tăng trưởng doanh thu thường được thực hiện theo các cách sau: tăng số lượng bán toàn bộ sản phẩm và dịch vụ ra thị trường; gia tăng khách hàng mua lại hoặc có thể doanh nghiệp sử dụng cả 2 cách trên.

Và để giảm bớt gánh nặng về chi phí đơn giản là giảm chi phí hiện tại – những chi phí về mặt hành chính, nhân sự hoặc là nâng cao hiệu suất lao động, cải thiện tận dùng tài sản, công cụ dụng cụ để hiệu quả công việc được nâng cao.

Tác giả: Lưu Thị Kim Nhung

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *