Bí kíp xây dựng đội ngũ, chốt chặn là sếp

Sáng nay tôi đọc được một bài nói về xây dựng đội ngũ. Nội dung bài như sau:

BÍ QUYẾT XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ, CHỐT CHẶN LỚN NHẤT CHÍNH LÀ SẾP!!!

Những Doanh nghiệp khi đã trải qua một quá trình phát triển, đạt được những thành công thì câu hỏi quan trọng tiếp mỗi người lãnh đạo đều phải trả lời là "Làm sao để Doanh nghiệp phát triển bền vững?"
Trong tất cả những điều kiện đảm bảo cho sự phát triển đó thì yếu tố con người (ĐỘI NGŨ) là CỐT LÕI và mang TÍNH QUYẾT ĐỊNH nhất!
Khi tất cả mọi thứ mất đi, hoặc thị trường, điều kiện bên ngoài… thay đổi, thì chính con người là thứ khiến cho "sự sáng tạo và sức sống" của Doanh nghiệp luôn được duy trì!

❓Vậy làm sao để có đội ngũ tinh nhuệ - trung thành và cống hiến?
Nếu bản thân Sếp/Ban điều hành không tinh nhuệ liệu có thể có đội ngũ tinh nhuệ hay không?

Và vì không rõ ràng được câu hỏi đó nên rất nhiều Doanh nghiệp đã phải bỏ hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỉ, chục tỉ đồng để xây dựng Văn hoá Doanh nghiệp nhưng đều bị phá sản.
Văn hoá không đến từ công cụ mà đến từ con người.
Và nếu Sếp chưa phải là người LÀM GƯƠNG, là người NÂNG TẦM thì mãi mãi đội ngũ vẫn yếu, lẹt đẹt, ở lại thì ỷ lại, không có chí tiến thủ hoặc người giỏi sẽ rời đi.
Vài Bài Toán Nhân sự - Đội ngũ vẫn mãi là bài toán Nan Giải của Doanh nghiệp và sếp.

👮👮 CHÂN DUNG CỦA MỘT DOANH NGHIỆP MẠNH (GẮN KẾT + HIỆU SUẤT)
1) SẾP TỰ NÂNG TẦM => Hiểu biết sâu sắc
Từ đó sếp làm gương, thường xuyên đào tạo, chia sẻ nâng tâm cho anh em.
Từ hiểu biết của sếp mà biến thành sứ mệnh, giá trị cốt lõi, tầm nhìn một cách rõ nét.
Khi sếp thường xuyên nói + làm theo triết lý sống thì cả đội ngũ sẽ được truyền cảm hứng, cùng nhau thực hiện ước mơ chung và đồng hành như anh em

2) TUYỂN DỤNG ĐÚNG (và gần đúng) Văn Hoá Cốt Lõi
Con người phù hợp là tài sản lớn nhất
Con người không phù hợp là phá sản lớn nhất

3) ĐÀO TẠO NÂNG TẦM LIÊN TỤC (Kỹ năng + Văn hoá Doanh Nghiệp)
Đồng đội là bạn Thân.
Bạn hiểu rõ Ưu/Nhược (Mạnh/yếu) Thói quen, Sở thích… Hiểu cả nỗi khổ niềm đau, ước mơ, đam mê… của nhân viên, đội ngũ, huynh đệ bao nhiêu?
Mỗi ngày, tuần bạn dành bao nhiêu thời gian để kèm cặp đội ngũ, xây dựng văn hoá học tập trong công ty?
Hành trình đào tạo nâng tầm là hành trình đưa giá trị cốt lõi thấm sâu vào từng nhân sự và bật lên kỹ năng chuyên môn.

Đó chính là bí quyết để từng bước có đội ngũ TINH NHUỆ - TRUNG THÀNH và CỐNG HIẾN!

Nguồn: Nguyễn Văn Thắng

Lời bình: Mình xác nhận bài viết này chỉ đúng khi công ty đủ ăn và không phải chạy cơm lúc đói lúc no. Tức là công ty có:
- Doanh thu cũng ổn
- Lợi nhuận đều
- Người đông
- Vốn duy trì vận hành có dư

Chứ công ty bé con, đang chạy ăn mà ứng dụng thế này thì toang mất.

1. Sếp: Đang chạy ăn sấp mặt nuôi thân và quân. Thời gian nào mà đào tạo? Chả lẽ đào tạo vào tối hay chủ nhật? Lúc ý lại có ng bảo công ty bóc lột.

2. Tuyển dụng: Có người làm là mừng rồi. Họ ở lại lâu lâu một chút còn mừng hơn. Lấy đâu ra thứ xa xỉ là người phù hợp.

3. Nhân viên: Ít người được đào tạo chuyên nghiệp để hiểu vào công ty cần làm việc ra kết quả mà họ chỉ nghĩ vào công ty là công ty phải trả tiền. Đến lúc giao việc thì đòi hỏi phải đào tạo. Đào tạo xong, thấy áp lực thì xin nghỉ. Công ty mất đống tiền nhưng không thu đc gì. Cuối cùng quay lại ý 1.

Tái bút: Công ty mình có thời gian làm việc 6h cứng tại công ty và 2h linh hoạt. Và mình chưa thấy bạn nào (cả 7x) đề nghị mình dùng 2h linh hoạt đó để đào tạo cả. Chả lẽ mình lại bảo hết giờ làm việc rồi, mọi ng ở lại "họp" nhé? Bạn nào nói đc câu: khi nào rảnh, anh đào tạo em thêm thì ng đó xứng đáng làm CEO.

Nguyễn Hùng Cường (kinhcan24)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *