“Chửi” có phải là một văn hóa doanh nghiệp?

Hôm trước Nhung có được một anh bạn kể, vừa bước chân đến công ty đã nghe thấy tiếng mắng, chửi nhân viên của anh Giám đốc nọ vang ra ngoài hành lang. Nghĩ mà rén ghê.

🌳 Văn hóa doanh nghiệp bao gồm một hệ thống những ý nghĩa, giá trị, niềm tin chủ đạo, cách nhận thức và phương pháp tư duy được mọi thành viên trong 1 tổ chức cùng thống nhất và có ảnh hưởng ở phạm vi rộng đến nhận thức và hành động của từng thành viên.

🌵 Văn hóa doanh nghiệp có thể được thể hiện thông qua những dấu hiệu, biểu hiện điển hình, đặc trưng gọi là biểu trưng.

Biểu trưng văn hóa được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, phong phú, đa dạng tùy theo sự sáng tạo của mỗi tổ chức nhằm mục đích:

  1. Thể hiện giá trị, triết lý, nguyên tắc mà tổ chức muốn thể hiện & mong muốn được các đối tượng hữu quan nhận biết một cách đúng đắn.
  2. Hỗ trợ cho những đối tượng hữu quan bên trong quá trình nhận thức & thực hiện khi ra quyết định và hành động.

🌳 Dấu hiệu đặc trưng của văn hóa doanh nghiệp:

☀️ Các biểu trưng trực quan: chúng thường là những biểu trưng được thiết kế để dễ nhận biết bằng các giác quan (nhìn thấy, nghe thấy hoặc sờ thấy).

Các biểu trưng trực quan bao gồm: đặc trưng kiến trúc; nghi lễ, nghi thức; biểu tượng, lô gô; mẩu chuyện, giai thoại, tấm gương điển hình; ngôn ngữ, khẩu hiệu; ấn phẩm điển hình; lịch sử phát triển và truyền thống.

Nhung nhớ khi Nhung đến 1 doanh nghiệp lớn nọ, những câu nói “Xin chào” luôn được nói ra, không phải là em chào chị, em chào anh, cháu chào bác…. Mà dù bất kể tuổi tác, giới tính nào đều “Xin chào”. Kể cả những thành viên là người nước ngoài trong công ty cũng vậy. Thật thú vị.

❔ Hay như các tập đoàn, các thương hiệu đều có những màu sắc đặc trưng. Bạn có thể nêu ra màu đặc trưng của kênh truyền hình bạn VTV bạn hay xem nhất có màu gì không?

Hay bạn có thể nêu tên chính xác màu đặc trưng làm nên thương hiệu công ty mình là gì không?

☀️ Các biểu trưng phi – trực quan: chúng chỉ có thể cảm nhận được thông qua những biểu hiện về trạng thái tình cảm và hành vi.

Tùy theo mức độ nhận thức, trạng thái biểu cảm và tính chủ động trong hành vi, biểu trưng phi – trực quan được chia làm 4 cấp độ:

Cấp độ 1: Giá trị: biết những việc cần làm, những yêu cầu được đáp ứng, những hành vi được thực hiện.

Cấp độ 2: Thái độ: hiểu được ý nghĩa của những việ cần làm

Cấp độ 3: thấy được lợi ích/giá trị của những việc cần làm.

Cấp độ 4: Nguyên tắc: cọi việc cần thực hiện… là cách hành động đúng đắn, tốt nhất đối với bản thân.

🔓 Quay lại với câu hỏi trên, “chửi” có phải là văn hóa doanh nghiệp. Theo Nhung chửi cũng là văn hóa doanh nghiệp. Tuy nhiên văn hóa này không tốt và cần được loại bỏ.

Ngoài ra, với văn hóa này, chắc chắn công ty đang có “bệnh” và cần được khám cũng như chữa trị kịp thời.

Tác giả: Lưu Thị Kim Nhung

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *