Brainstorm: Cách “bão não” hiệu quả bạn có biết?

Brainstorm không đơn giản chỉ là ngồi xuống và suy nghĩ mà cần có phương pháp. Nếu không biết cách bạn sẽ có thể ngồi mấy ngày liền mà chẳng thể đưa ra đáp án chính xác. Vậy cách “bão não” như thế nào sẽ hiệu quả? Cùng Blognhansu khám phá nhé!

1. Brainstorm là gì?

Brainstorm hay brainstorming có thể hiểu là động não/”bão não” trong tiếng Việt. Đây là phương pháp được dùng để khai thác và xây dựng những ý tưởng cho một vấn đề.

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về brainstorm hay brainstorming. Bởi vì “bão não” được áp dụng trong nhiều lĩnh vực nên nếu bạn tìm hiểu thì định nghĩa brainstorming sẽ khác nhau đôi chút. Tuy nhiên, về bản chất, phương pháp này không có sự thay đổi và vô cùng đơn giản.

Phương pháp brainstorm có thể được thực hiện bởi một người hay một nhóm người nên chúng ta thường thấy brainstorm cá nhân và brainstorm nhóm. Từ “brainstorm” được sáng tạo bởi ông trùm ngành quảng cáo Alex Faickney Osborn. Brainstorming được ông đề cập trong cuốn sách “Applied Imagination” xuất bản năm 1953.

2. Các bước thực hiện brainstorm hiệu quả

2.1 Xác định vấn đề cần “bão não”

Trước khi bắt đầu brainstorm theo cá nhân hoặc nhóm, điều đầu tiên cần làm là xác định vấn đề cần được brainstorm. Bạn cần trả lời các câu hỏi: đề bài là gì, điểm vướng mắc nằm ở đâu, cần áp dụng công thức nào, …

Mục tiêu của brainstorming chính là tìm ra giải pháp/câu trả lời cho những câu hỏi được đặt ra. Nếu gặp khó khăn trong việc xác định vấn đề thì hãy đặt câu hỏi.

2.2 Xác định các quy định trong khi “bão não”

Nếu tiến hành brainstorm theo nhóm, hãy xác định ai là trưởng nhóm, ai là thư ký ghi chép toàn bộ ý tưởng và lời thảo luận của mọi người. Trưởng nhóm sẽ là người dẫn dắt toàn bộ buổi brainstorming.

Một số nguyên tắc nếu “bão não” theo nhóm như:

  • Tôn trọng lẫn nhau
  • Không làm ồn trong khi mọi người đang suy nghĩ
  • Thời gian tiến hành brainstorming
  • Ai cũng cần nêu nên suy nghĩ, ý tưởng của mình
  • Lắng nghe và phản hồi ý kiến của mọi người

Với brainstorm cá nhân, bạn không nên quá nuông chiều bản thân. Hãy luôn đặt ra những quy tắc để tập trung động não hiệu quả.

2.3 Cùng nhau chia sẻ và ghi chép lại ý tưởng

Nếu “bão não” theo nhóm, hãy để từng thành viên lần lượt chia sẻ suy nghĩ, ý tưởng của họ. Lúc này, thư ký có nhiệm vụ ghi chép toàn bộ ý kiến của mọi người đã chia sẻ. Bên cạnh đó, các thành viên cũng có thể ghi lại để sau đó bình luận về ý tưởng của người khác. Việc ghi chép cũng là điều nên làm đối với brainstorm cá nhân.

2.4 Sàng lọc ý tưởng

Sau khi tất cả mọi người hay cá nhân đã chia sẻ ý tưởng xong, bạn hãy xem xét chúng một cách cẩn thận. Nên gộp những ý tưởng giống nhau và loại bỏ ý tưởng không khả thi. Từ đó, chọn ra ý tưởng “đỉnh” nhất.

2.5 Đánh giá và kết luận

Cuối cùng, cả nhóm một lần nữa đánh giá các ý tưởng để xem cuối cùng cái nào hợp lý nhất. Bước này là vô cùng quan trọng để cùng tìm ra câu trả lời cuối cùng.

3. Những điều cần tránh khi thực hiện “bão não”

3.1 Các thành viên trong nhóm chỉ trích ý tưởng của nhau

Một điều nên tránh khi thực hiện brainstorm nhóm đó là chỉ trích ý tưởng của nhau. Một người vừa đưa ra ý kiến thì đã bị trưởng nhóm hay các thành viên khác phản bác. Điều này sẽ khiến họ bị cụt hứng, mặc cảm hay nảy sinh tâm lý ghen ghét, bới móc các ý tưởng khác. Nếu trường nhóm để tình trạng này xảy ra thì chắc chắn buổi “bão não” sẽ thất bại.

3.2 Không để tất cả mọi người đưa ra ý kiến

Mục đích của brainstorm nhóm là huy động sức mạnh của tập thể và khai thác vấn đề dưới nhiều góc độ. Thế nên, nếu là trưởng nhóm, bạn nên để tất cả mọi người cùng đưa ra ý kiến. Tránh trường hợp trong nhóm chỉ vài người đưa ra ý kiến và những người còn lại lười suy nghĩ.

Hoặc nếu các thành viên ngại trình bày hay đưa ra ý tưởng, bạn nên khuyến khích họ để mọi người cảm thấy tự tin hơn.

3.3 Không ghi chép lại các ý tưởng

Cho dù ý tưởng đó tầm thường hay điên rồ cũng đều mang giá trị riêng của nó. Do đó, bạn không nên bỏ qua bất kỳ ý tưởng nào. Bởi vì trong nhiều trường hợp, một ý tưởng hay lại bắt nguồn từ một ý tưởng dở hoặc sự kết hợp của nhiều ý tưởng sẵn có.

3.4 Không xem xét không gian và thời điểm brainstorm

Thời điểm để tiến hành brainstorm là cực kỳ quan trọng. Bởi vì nếu đang trong trạng thái tinh thần và thể chất không tốt thì bạn cũng sẽ không muốn suy nghĩ. Nên cũng đừng bắt đồng nghiệp hay cấp dưới của bạn phải làm như thế. Hãy dành khoảng 30 - 60 phút trong thời gian mà mọi người có nhiều năng lượng tích cực nhất.

Địa điểm cũng cần đặc biệt lưu ý. Thông thường, các công ty sẽ có phòng họp cách âm và đây là nơi lý tưởng. Hoặc bạn hãy chọn một nơi yên tĩnh để tránh những tác động bên ngoài ảnh hưởng đến quá trình “động não”. Nếu được hãy tạm thời rời xa những thiết bị điện tử nhé!

Lời kết,

Trên đây là cách thực hiện brainstorm hiệu quả và những điều cần tránh khi thực hiện. Mong rằng với những chia sẻ của Blognhansu bạn sẽ tiến hành brainstorm thành công.

quynhnt.kc24

Share
Published by
quynhnt.kc24

Recent Posts

Review khóa học KPI của Học viện Nhân sư (GSA)

Học KPI ở đâu chất lượng? Học viên nhân sư (GSA) là địa chỉ mà… Read More

2 ngày ago

Gọi tên 5 xu hướng tuyển dụng nổi bật năm 2024

Năm 2024 sẽ chứng kiến nhiều thay đổi trong tuyển dụng lao động. Chủ động… Read More

2 ngày ago

Người ta thường dùng những cách gì để định biên nhân sự?

Là một người xây dựng hệ thống Quản trị nhân sự, bạn sẽ cần phải… Read More

4 ngày ago

KPI là gì? Người mới đi làm cần biết gì về KPI?

KPI là một phương pháp đánh giá hiệu quả thực hiện công việc trong tổ… Read More

4 ngày ago

Xu hướng quản trị nhân sự năm 2024

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ cùng với thế hệ gen Z bước… Read More

4 ngày ago

Văn bản giao khoán lương 3P

Khi đã gần như hoàn thành chính sách lương 3P, theo lẽ bình thường thì… Read More

4 ngày ago