Đánh giá hiệu quả công việc liên tục và thưởng cuối năm

Mình thấy có trao đổi hay về đánh giá và thưởng cuối năm trong Group QTvKN nên chụp ảnh mang về đây để cùng trao đổi với cả nhà. Trong đoạn trao đổi bày, nếu tinh ý sẽ thấy rất nhiều vấn đề đã được lý thuyết đề cập:

1. Có nhiều phương pháp đánh giá hiệu quả công việc đi từ định tính (đo lường bằng cảm tính) cho đến định lượng (đo lường bằng toán). Tuỳ vào trình độ QTNS và Quan điểm quản trị mà công ty áp dụng kiểu đánh giá nào. Với mỗi kiểu đánh giá thì nó sẽ điều chỉnh hành vi nhân viên để ra một kiểu "bệnh". Do điều này dẫn tới trao đổi của mọi ng lệch nhau. Ông mói KPI, bà nói OKR, mợ nói 360.

2. Hiệu ứng tâm lý trong đánh giá. Đây gọi là các lỗi (tật). Một trong số đó là "tật cận thị". Tật cận thì là tật hay nhìn vào những gì gần với thời điểm đánh giá để suy rộng ra toàn bộ quá trình đóng góp về kết quả công việc. Tật này hay xảy ra khi hệ thống đánh giá thiên về cảm tính.

3. Cái tốt của đánh giá liên tục hàng tháng là có thể biết tiến độ, tìm ra lỗi và các thức xử lý. Nhưng nó cũng sinh ra cái không tốt là tạo áp lực thải loại (biến động) nhân sự, tính ích kỷ, sự thiếu sáng tạo và tư duy chỉ làm việc bị đánh giá. Chính vì thế mà có nhiều phương án để xử lý:
- Không đánh giá, thưởng theo cảm tính
- Không đánh giá, cào bằng thưởng cho tất cả
- Đánh giá cảm tính cho có, thưởng theo cảm tính đánh giá
- Đánh giá bằng cách đếm đầu việc đã làm và mức độ hoàn thành các đầu việc.
- Đánh giá bằng OKR nhưng không thưởng
- Đánh giá bằng KPI nhưng để thưởng cuối năm

4. Thưởng và Thưởng cuối năm. Thuyết 2 yếu tố nói rằng có 2 nhóm yếu tố: 1. Làm nhân viên duy trì ở tổ chức và 2. Làm nhân viên nỗ lực làm việc. Cho nên nếu thưởng chỉ đơn thuần là cho tiền thì nó không tạo động lực cho nhân viên đến mức họ khoe cho tất cả mọi ng, vui và chăm chỉ. Mà thưởng nên đi kèm cái lễ tôn vinh, trò chơi hoặc ý nghĩa nào đó thì sẽ làm mọi ng vui hơn.

Thưởng cuối năm cũng không nên lấy từ lợi nhuận. Lợi nhuận là của cổ đông. Thưởng nên lấy từ chi phí vận hành. Còn nếu cổ đông vui thì họ sẽ lấy tiền túi của họ sau khi rút lợi nhuận về thưởng thêm.

5. Khảo sát của Gallup và khảo sát của nước ngoài chỉ mang tính tham khảo. Trừ khi khảo sát đó là ở Việt Nam. Vì văn hoá mỗi quốc gia khác nhau nên hành vi và tâm lý (suy nghĩ) cũng khác nhau. Ví dụ ng Việt thích thứ bậc nhưng người Mỹ ít thích hơn.

...

Hung Cuong Nguyễn

TÓM TẮT: Họ và tên : Nguyễn Hùng Cường Địa chỉ email: kinhcan24@gmail.com Bằng cấp cao nhất: Thạc sỹ Quản trị Nhân lực Địa chỉ : 7B4 Ha Dinh – Thanh Xuan – Ha Noi Điện thoại : 0988 833 616 Cấp bậc hiện tại: Leader (CEO/ Tư vấn Hệ thống Quản trị Nhân sự) Năm kinh nghiệm: > 10 Năm Ngành nghề: Nhân sự Nơi làm việc: Hà Nội hoặc Hồ Chí Minh

Share
Published by
Hung Cuong Nguyễn

Recent Posts

Tính toán thử, điều chỉnh chính sách lương 3P và định biên nhân lực theo chi phí

Thời gian thắm thoắt thoi đưa. Thế nào, trời đã vào hè. Không khí trở… Read More

1 ngày ago

Bản đồ chiến lược có quan trọng đối với doanh nghiệp?

Nếu bạn đã biết đến Thẻ điểm cân bằng (BSC) thì chắc hẳn cũng biết… Read More

1 ngày ago

Thư viện tài liệu nhân sự dành cho người mới vào nghề NS

Trong môi trường kinh doanh, quản lý nhân sự đòi hỏi sự chuyên sâu và… Read More

1 ngày ago

Lợi ích khi xây dựng quy chế trả lương dựa trên KPI

Một cơ chế trả lương phù hợp giúp nâng cao năng suất, chất lượng lao… Read More

3 ngày ago

Doanh nghiệp có gắn kết hay không là do có phúc lợi?

Liệu bạn có biết: Mức độ gắn kết của nhân viên là từ để chỉ… Read More

3 ngày ago

Áp dụng nguyên tắc SMART trong tuyển dụng

Với các phương pháp tuyển dụng thông thường, doanh nghiệp phải mất khá nhiều thời… Read More

3 ngày ago