File: Mô hình văn hóa “sở hữu” của SRC – Cách biến công ty thành gia đình?

Tôi đã từng có bài viết khi khởi nghiệp và kêu gọi cổ đông thì cần phải có phương án thống nhất để quy định tỷ lệ cổ phần của từng người. Đọc bài chúng ta sẽ thấy sự hợp lý của phương pháp và nó giúp triệt tiêu được căn bệnh Startup hay gặp đó là "sáng lập so bì tị nạnh nhau" dẫn đến tan vỡ (bài CEO khi kiếm cổ đông, hãy chọn lựa kỹ, kẻo có lúc… đắm tàu- SOP ). Tuy nhiên bài đó chỉ dừng ở phần khởi đầu, liệu anh chị em có tính đến lúc dù đã cố nhưng vẫn phải chia tay thì ăn chia thế nào không?

Nếu không thì có lẽ nên có một thỏa thuận ngay từ đầu: Khi bạn muốn rời khỏi công ty thì:
- Công ty sẽ có quyền mua lại toàn bộ cổ phần trong đó: 15% cổ phần bằng tiền mặt và phần còn lại cộng với lãi sẽ được chi trả dần trong vòng 120 tháng
- Thứ tự ưu tiên tiếp theo có quyền mua cổ phần như sau:
+ Cổ đông
+ Quỹ ESOP
+ Nhà đầu tư bên ngoài

Trên đây không phải là những điều tôi nghĩ ra mà là lời khuyên của Jack Stack - cựu CEO SRC (công ty mỹ) trong quyển sách "Đặt cược vào nhân viên Tiền vào trong tay bạn" ra đời từ năm 2003. Sách đã cũ nhưng một số nội dung và lời khuyên vẫn ngon. Ví dụ như:Đừng tưởng ESOP có thể tạo ra công ty có nhân viên làm việc hùng hục. Muốn điều đó thì cần phải có văn hóa "sở hữu". Công ty có văn hóa sở hữu tức là công ty được mọi người coi như là cộng đồng, nhà của mình. Họ sẽ gia tăng giá trị tài sản của họ thông qua thúc đẩy công ty phát triển.

Với mong muốn vẽ lại các ý trong quyển sách thành một mô hình văn hóa để mọi người dễ hiểu hơn nên tôi đã dành trọn vẹn 2 ngày để vừa đọc vừa cóp nhặt (như tấm nhặt thóc) từ gần 500 trang sách ra file excel. Xin gửi tặng thành quả này tới anh chị em quan tâm tới văn hóa, ESOP.

Anh chị em là CEO hoặc có ý định khởi nghiệp chắc sẽ thích file này.

Thật thú vị khi đọc quyển sách "cổ" viết về tình huống công ty từ 37 năm trước. Tác giả cũng rất thông minh khi sử dụng chiêu "tay không bắt giặc": Một tập đoàn muốn bán 1 công ty con tên SRC với giá 7 triệu đô. Tác giả đến Ngân hàng nói rằng tôi là chủ công ty SRC và tôi muốn vay 6 triệu đô dựa trên thế chấp tài sản của công ty + 2 triệu đô tín dụng dựa trên doanh thu công ty. Rồi tiếp tác giả đến gặp các quản lý công ty + nhân viên và nói Ngân hàng sẽ cho chúng ta vay 8 triệu, tập đoàn sẽ bán công ty với giá 7 triệu, tôi cần anh em cùng tôi góp ít tiền để có 100k làm vốn trả lương anh em. Chúng ta sẽ cùng làm chủ. Tiếp nữa, tác giả đến gặp tập đoàn và nói: tôi có 6 triệu đô, tôi sẽ trả ngay và 1 triệu đô còn lại sẽ trả bằng lời nhuận công ty. Hãy bán cho tôi.

Kết quả: tác giả đã có công ty và chỉ phải bỏ ra 19.000 đô. Số tiền này sau 19 năm được phát triển thành 25 triệu đô la + 1 quyển sách. Câu truyện có vẻ giông giống như truyện cười gả con cho Bill Gate.

Link download: Mo hinh 6 vong tron van hoa va VHDN So huu SRC.xls

Nguyễn Hùng Cường | kinhcan24
HRM consultant / HRM blogger at blognhansu.net

Hung Cuong Nguyễn

TÓM TẮT: Họ và tên : Nguyễn Hùng Cường Địa chỉ email: kinhcan24@gmail.com Bằng cấp cao nhất: Thạc sỹ Quản trị Nhân lực Địa chỉ : 7B4 Ha Dinh – Thanh Xuan – Ha Noi Điện thoại : 0988 833 616 Cấp bậc hiện tại: Leader (CEO/ Tư vấn Hệ thống Quản trị Nhân sự) Năm kinh nghiệm: > 10 Năm Ngành nghề: Nhân sự Nơi làm việc: Hà Nội hoặc Hồ Chí Minh

Share
Published by
Hung Cuong Nguyễn

Recent Posts

Tính toán thử, điều chỉnh chính sách lương 3P và định biên nhân lực theo chi phí

Thời gian thắm thoắt thoi đưa. Thế nào, trời đã vào hè. Không khí trở… Read More

3 ngày ago

Bản đồ chiến lược có quan trọng đối với doanh nghiệp?

Nếu bạn đã biết đến Thẻ điểm cân bằng (BSC) thì chắc hẳn cũng biết… Read More

3 ngày ago

Thư viện tài liệu nhân sự dành cho người mới vào nghề NS

Trong môi trường kinh doanh, quản lý nhân sự đòi hỏi sự chuyên sâu và… Read More

3 ngày ago

Lợi ích khi xây dựng quy chế trả lương dựa trên KPI

Một cơ chế trả lương phù hợp giúp nâng cao năng suất, chất lượng lao… Read More

5 ngày ago

Doanh nghiệp có gắn kết hay không là do có phúc lợi?

Liệu bạn có biết: Mức độ gắn kết của nhân viên là từ để chỉ… Read More

5 ngày ago

Áp dụng nguyên tắc SMART trong tuyển dụng

Với các phương pháp tuyển dụng thông thường, doanh nghiệp phải mất khá nhiều thời… Read More

5 ngày ago