[Update] NĐ 37/2016/NĐ-CP hướng dẫn về Bảo hiểm tai nạn lao động sẽ hiệu lực vào 1/7/2016

Mọi người có nhớ ngày 24/1/2016 tôi có up lên đây : Dự thảo nghị định đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ( http://goo.gl/KwGP2d ). Và giờ dự thảo đó đã thành: NĐ 37/2016/NĐ-CP hướng dẫn về Bảo hiểm tai nạn lao động. Nó có hiệu lực vào 1/7/2016. Nhà mình đọc lướt qua 1 lần để nắm luật nhé.

Trên group mail tôi nhận được 1 email của chị Hanh Nguyen có nội dung thế này: "NĐ 37/2016/NĐ-CP hướng dẫn về Bảo hiểm tai nạn lao động, Bệnh nghề nghiệp có hiệu lực từ 1/7/2016. Trong đó quy định NSDLĐ phải đóng 1% trên quỹ tiền lương đóng BHXH của NLĐ. Căn cứ vào Điều 86.1, Luật BHXH 2015, thì 1% này đã nằm trong 18% BHXH mà NSDLĐ đã đóng hàng tháng trước đây, nên không cần phải đóng thêm nữa.


(Điểm nào, mình chỉ ghi “Điều” không, có nghĩa là điều trong Luật AT, VSLĐ 2015)

Trên đây là phân tích của mình dựa trên cơ sở luật, rất mong mọi người đối chiếu với yêu cầu thực tế của cơ quan Bảo hiểm đối với doanh nghiệp, và cập nhật cho mình (qua email, đt, trao đổi trực tiếp…) để mình biết việc thực hiện thực tế diễn ra như thế nào

Thanks,"

Như vậy là có 2 cách hiểu:
1. Người sử dụng lao động phải đóng thêm 1% nữa, giống như trao đổi của mọi người trong bài viết về dự thảo:

Điều 4. Mức đóng và phương thức đóng của người sử dụng lao động

Mức đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp quy định tại Khoản 3 Điều 44 Luật an toàn, vệ sinh lao động được quy định như sau:

1. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng như sau:

a) Mức 1% trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động quy định tại các Điểm a, b, d, đ và e Khoản 1 Điều 2 Nghị định này.

Trường hợp người sử dụng lao động là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm hoặc khoán được thực hiện hằng tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một lần.

b) Mức 1% trên mức lương cơ sở đối với mỗi người lao động quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 2 Nghị định này.

2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, Chính phủ quyết định mức đóng thấp hơn mức đóng quy định tại Khoản 1 Điều này.

2. Là người sử dụng lao động không phải đóng thêm như theo cách hiểu của chị Hanh Nguyen

Mọi người thấy sao ? Trong lúc chờ hướng dẫn, thân mời cả nhà cùng đọc nghị định: Nghị định 37/2016/NĐ-CP - http://goo.gl/7jvCEU

Hung Cuong Nguyễn

TÓM TẮT: Họ và tên : Nguyễn Hùng Cường Địa chỉ email: kinhcan24@gmail.com Bằng cấp cao nhất: Thạc sỹ Quản trị Nhân lực Địa chỉ : 7B4 Ha Dinh – Thanh Xuan – Ha Noi Điện thoại : 0988 833 616 Cấp bậc hiện tại: Leader (CEO/ Tư vấn Hệ thống Quản trị Nhân sự) Năm kinh nghiệm: > 10 Năm Ngành nghề: Nhân sự Nơi làm việc: Hà Nội hoặc Hồ Chí Minh

Share
Published by
Hung Cuong Nguyễn

Recent Posts

Tính toán thử, điều chỉnh chính sách lương 3P và định biên nhân lực theo chi phí

Thời gian thắm thoắt thoi đưa. Thế nào, trời đã vào hè. Không khí trở… Read More

2 ngày ago

Bản đồ chiến lược có quan trọng đối với doanh nghiệp?

Nếu bạn đã biết đến Thẻ điểm cân bằng (BSC) thì chắc hẳn cũng biết… Read More

2 ngày ago

Thư viện tài liệu nhân sự dành cho người mới vào nghề NS

Trong môi trường kinh doanh, quản lý nhân sự đòi hỏi sự chuyên sâu và… Read More

2 ngày ago

Lợi ích khi xây dựng quy chế trả lương dựa trên KPI

Một cơ chế trả lương phù hợp giúp nâng cao năng suất, chất lượng lao… Read More

4 ngày ago

Doanh nghiệp có gắn kết hay không là do có phúc lợi?

Liệu bạn có biết: Mức độ gắn kết của nhân viên là từ để chỉ… Read More

4 ngày ago

Áp dụng nguyên tắc SMART trong tuyển dụng

Với các phương pháp tuyển dụng thông thường, doanh nghiệp phải mất khá nhiều thời… Read More

4 ngày ago