Mẫu hệ thống thang lương, phụ cấp lương cho các công ty nhà nước chuyển đổi theo 17/2015/TT-BLĐTBXH

Có lẽ bài viết này sẽ kết thúc cho seri chuỗi bài viết phục vụ các công ty nhà nước chuyển đổi hệ thống lương theo Nghị định 49, 50, 51 và thông tư 17, 18, 19. Sở dĩ tôi viết bài này vì mới nhận được mail của 1 anh hỏi xin Mẫu hệ thống thang lương, phụ cấp lương cho các công ty nhà nước chuyển đổi theo 17/2015/TT-BLĐTBXH. Một anh khác còn hỏi: làm thế nào để lương ở hệ thống cũ và hệ thống mới là tương đương. Nói chung nếu đã muốn vậy thì cách nhanh nhất là : lấy mức lương cũ chia cho lương tối thiểu là ra hệ số. Khỏi cần phải cân đo đong đếm theo giá trị công việc. Cách làm đối phó này xem ra có vẻ sẽ có nhiều người áp dụng.

Sau khi xem mẫu 1 vài công ty đã xây dựng, tôi thấy mẫu này cũng hay hay nên up cho mọi người tham khảo.

Hình này chính là sản phẩm mà thông tư 17 muốn hướng tới. Rõ ràng ý đồ của cơ quan quản lý nhà nước là muốn các công ty tự chủ động như tư nhân. Mọi thứ không cần phải phụ thuộc theo ý chủ quan của nhà nước. Cụ thể là xóa bỏ nghị định 205/2004 NĐ-CP để các công ty đỡ có chỗ bấu víu. Chắc chắn là nhà nước muốn bỏ mức lương cơ bản (Nghị định 66/2013 NĐ-CP) và giờ người đi làm các công ty nhà nước không phải là công chức nữa.

Nếu có ai đó vẫn lười làm theo cách đối phó mà tôi gợi ý ở trên thì tôi còn cách này nữa: mọi người cứ áp dụng lấy cái Nghị định 205 nhưng thay vì nhân với mức lương cơ bản, anh chị em cứ thay bằng nhân với mức lương tối thiểu. Hệ số thì cứ giữ giống hệ như 205 cũng được. Dù sao thì nhà nước cũng mất bao nhiêu công để đánh giá giá trị công việc, bỏ đi cũng phí.

Đó là cách đối phó, còn kết quả sau khi hoàn thành sẽ là gì ? Nó sẽ thành 1 bộ như trong bài viết này : Cách lập, xây dựng thang lương, bảng lương 2015 và nghị định 49 ( http://goo.gl/fpw7pm ). Mọi người click vào link để đọc bài viết và tìm link tải tài liệu về nhé.

Còn đây là mẫu khác của 1 công ty cổ phần: Dự thảo hệ thống bảng lương, phụ cấp lương của công ty cổ phần nhà nước ( http://goo.gl/1F7YyT )

Lời cuối, mọi người nên đọc cả 2 tài liệu ở 2 link trên để so sánh và đối chiếu cho mọi thứ rõ ràng. Ngoài ra nên tìm hiểu các bài viết của tôi trong seri chủ đề viết về Nghị định 49, 50 , 51 và chuối thông tư 17, 18, 19. Như thế mọi người sẽ hiểu sâu hơn ý của tôi.

Seri về Nghị định 49: http://blognhansu.net/tag/nghi-dinh-49-2013-nd-cp/
Seri về Thông tư 17: http://blognhansu.net/tag/thong-tu-so-17-2015-tt-bldtbxh/

Hung Cuong Nguyễn

TÓM TẮT: Họ và tên : Nguyễn Hùng Cường Địa chỉ email: kinhcan24@gmail.com Bằng cấp cao nhất: Thạc sỹ Quản trị Nhân lực Địa chỉ : 7B4 Ha Dinh – Thanh Xuan – Ha Noi Điện thoại : 0988 833 616 Cấp bậc hiện tại: Leader (CEO/ Tư vấn Hệ thống Quản trị Nhân sự) Năm kinh nghiệm: > 10 Năm Ngành nghề: Nhân sự Nơi làm việc: Hà Nội hoặc Hồ Chí Minh

View Comments

  • Bác cho em hỏi có nhất thiết phải cho điểm và tổng hợp điểm của từng bậc để tính hệ số lương không ạ? VD khoảng cách giữa các bậc của ngạch cán sự? chuyên viên bao nhiêu thì hợp lý ạ?. Vì số bậc của ngạch cán sự và chuyên viên, kỹ sư khác nhau

  • Câu hỏi này phải đi hỏi bộ mới đúng : )

    1. Có nhất thiết phải cho điểm và tổng hợp điểm của từng bậc để tính hệ số lương không ? >> Mình không biết. Chỉ biết thông tư 17 nó hướng dẫn thế. Còn nghị định 49 thì yêu cầu thay đổi cách tính lương. Chị thử đọc lại 2 văn bản này giúp C xem có yêu cầu bắt buộc không ? Nếu có vui lòng cho C biết với ạ.
    2. Khoảng cách giữa các bậc bao nhiêu là hợp lý: Cái này Cường cũng không biết. Chắc phải tự "bốc thuốc" thôi chị.
    3. Số bậc khác nhau: Cái này cũng giống trên, chúng ta phải tự bốc thuốc. Tùy từng nơi sẽ quy định số bậc bao nhiêu là đủ.

    Như C đã nói trong bài, nếu ngại tự bốc thuốc thì chúng ta có thể dựa vào 204 đã hết hiệu lực để làm căn cứ. Chỉ khác là nhân với lương tối thiểu vùng.

  • Hùng Cường Nếu theo NĐ 204 thì cao ngất ngưởng C ạ. Vì tiền lương còn phải dựa vào giá dịch vụ công ích hợp đồng với Nhà nước mà. Bốc thuốc hệ số thì có thể chuẩn. vì cứ lấy bậc 1 là 1,0(tối thiểu vùng?)+>=7%; bậc 2 + thêm >=5% nữa... là ok. tùy theo vị trí cụ thể và trình độ đào tạo mà tăng % khởi điểm. Điều quan trọng nhất là cho điểm để sao cân bằng được vấn đề bên trên? hicc

Share
Published by
Hung Cuong Nguyễn

Recent Posts

Tính toán thử, điều chỉnh chính sách lương 3P và định biên nhân lực theo chi phí

Thời gian thắm thoắt thoi đưa. Thế nào, trời đã vào hè. Không khí trở… Read More

3 ngày ago

Bản đồ chiến lược có quan trọng đối với doanh nghiệp?

Nếu bạn đã biết đến Thẻ điểm cân bằng (BSC) thì chắc hẳn cũng biết… Read More

3 ngày ago

Thư viện tài liệu nhân sự dành cho người mới vào nghề NS

Trong môi trường kinh doanh, quản lý nhân sự đòi hỏi sự chuyên sâu và… Read More

3 ngày ago

Lợi ích khi xây dựng quy chế trả lương dựa trên KPI

Một cơ chế trả lương phù hợp giúp nâng cao năng suất, chất lượng lao… Read More

5 ngày ago

Doanh nghiệp có gắn kết hay không là do có phúc lợi?

Liệu bạn có biết: Mức độ gắn kết của nhân viên là từ để chỉ… Read More

5 ngày ago

Áp dụng nguyên tắc SMART trong tuyển dụng

Với các phương pháp tuyển dụng thông thường, doanh nghiệp phải mất khá nhiều thời… Read More

5 ngày ago