Có bạn hỏi: Em cũng muốn đi làm tư vấn như anh Cường. Vậy phải làm thế nào?

Trả lời: Đầu tiên, bạn vào trả lời được tình huống này. Vì thực tế mình trải qua, chưa bao giờ mình có đủ dữ liệu và không thể chờ đến khi đủ dữ liệu.

Tình huống: Công ty Locker chuyên sản xuất thiết bị khoá, trải qua quá trình hình thành và phát triển hơn 20 năm, quyết định tái cơ cấu lại tổ chức do ảnh hưởng của phát triển công nghệ hiện đại. Tổng giám đốc công ty Locker có ý định sa thải đội ngũ quản lý của bộ phận kinh doanh, marketing, nghiên cứu & phát triển sản phẩm, và muốn tuyển đội ngũ quản lý mới năng động hơn.

Với cương vị là trưởng phòng nhân sự, bạn sẽ làm gì?

Giải quyết tình huống:

Nếu mình là HRM thì sẽ phải cùng sếp đánh giá cẩn thận hơn vì những người này thuộc khối làm ra tiền cho công ty.
Về cơ bản tình huống hơi thiếu dữ liệu để ra quyết định. Có vô vàn câu hỏi như:
- CEO (TGĐ) này là cũ hay mới lên thay?
- "Công ty quyết định tái cơ cấu lại tổ chức do ảnh hưởng của phát triển công nghệ hiện đại" >> Tình trạng công ty thế nào đã rơi vào khủng hoảng chưa? Hay là đang đi xuống?
- "Quyết sa thải đội ngũ quản lý của bộ phận kinh doanh, marketing, nghiên cứu & phát triển sản phẩm" >> Có phải nguyên nhân đi xuống là thuộc nhóm này?
- Những người này có nhân khẩu học ra sao? (Độ tuổi, giới tính, năm công tác...)
- Văn hóa công ty là gì? Giá trị, sứ mệnh tầm nhìn của tổ chức?

Các câu hỏi trên là bước 1: Phân tích tình huống.
Sau khi phân tích xong thì sẽ tính toán đến các phương án tái cơ cấu.

Để tính phương án tái cơ cấu tốt nhất thì cần lưu ý: Mục đích cuối cùng của tái cơ cấu là vực lại công ty. Cho nên sa thải có thể chưa phải là phương án tốt.

Mình từng thấy ở Việt Nam chọn phương án vượt qua khủng hoảng là: Chia sẻ thông tin đối với cán bộ công nhân viên về việc công ty đang khủng hoảng. Kêu gọi sự đồng lòng tham gia của mọi người. Tình huống này là khủng hoảng năm 2008.

Trong trường hợp nếu CEO quyết định không chọn phương án công bố thông tin để kêu gọi mọi người cùng đồng lòng thì cũng có thể 1 phương án khác là: Bán lại công ty cho các bên hoặc cán bộ nhân viên.

Vừa rồi là 2 phương án mở rộng. Quay lại phương án CEO vẫn quyết sai thải và tìm cách vực lại công ty. Vậy thì sẽ phải bàn tiếp. Câu hỏi nữa cần phải trả lời: Chiến lược công ty là gì? Sa thải người cũ tuyển người mới phục vụ cho chiến lược gì? Công ty đang đi xuống chứng tỏ chiến lược đang sai lầm hoặc năng lực thực thi chiến lược không ổn.
Nếu là chiến lược sai lầm thì có tuyển người mới vẫn bị khủng hoảng. Nếu là năng lực thực thi chiến lược không ổn thì có thể xảy ra các khả năng:
- Không có công cụ để quản lý triển khai chiến lược (thiếu BSC)
- Con người không đáp ứng được yêu cầu.

Chúng ta tiếp tục giả định rằng do con người không đáp ứng được yêu cầu chiến lược nên cần phải thay thế. Đây là phương án cuối nên sẽ tính toán xem thay ai và thay thời điểm nào (kế hoạch tuyển dụng thay thế).
- Nếu do năng lực bán hàng kém: Thay Quản lý Sale
- Nếu do năng lực Marketing kém: Thay Quản lý Marketing. Vì marketing có trách nhiệm nghiên cứu xu thế và nhu cầu khách hàng từ đó đặt hàng cho bên Công nghệ thiết kế.
- Nếu do năng lực Thiết kế kem: Thay Quản lý Thiết kế!

Trường hợp do Chiến lược công ty sai lầm nên công ty chuyển chiến lược mới. Trước khi sa thải sẽ cần phải:

1/ Vẽ lại chiến lược và thiết lập lại sơ đồ tổ chức theo mục đích phát triển kinh doanh tương lai, các chức danh trong bộ phận và các phòng trong cty. Xây dựng chức năng nhiệm vụ từng phòng. Xây dựng bản mô tả công việc, vài trò của chức danh.

2/ Xây lại các chỉ tiêu phục vụ chiến lược (BSC) và từ đó triển khai các chỉ tiêu kết quả công việc xuống các vị trí (KPI)

3/ Cùng với đó là xây lại bộ khung năng lực thực hiện chiến lược và phân bổ năng lực xuống các vị trí (Competencies)

4/ Viết lại chính sách lương thưởng và tính thử chính sách để từ đó đưa ra các định biên nhân lực phù hợp với chiến lược mới.

5/ Tính toán thuận lợi khó khăn (khả năng tuyển dụng, chi phí tuyển dụng) khi xử lý phương án sa thải các quản lý của bộ phận kinh doanh, marketing, nghiên cứu & phát triển sản phẩm.

6/ Đưa ra kế hoạch tuyển dụng thay thế để đảm bảo tiến độ thực thi chiến lược. Trong kế hoạch lưu ý có công việc trao đổi trực tiếp về công việc với các quản lý trong tầm ngắm để tạo sự đồng thuận. Nếu khó khăn thì việc tuyển dụng nên thuê headhunt.

Nguyễn Hùng Cường

Tái bút: Anh chị em sẽ làm gì trong tình huống này?

Hung Cuong Nguyễn

TÓM TẮT: Họ và tên : Nguyễn Hùng Cường Địa chỉ email: kinhcan24@gmail.com Bằng cấp cao nhất: Thạc sỹ Quản trị Nhân lực Địa chỉ : 7B4 Ha Dinh – Thanh Xuan – Ha Noi Điện thoại : 0988 833 616 Cấp bậc hiện tại: Leader (CEO/ Tư vấn Hệ thống Quản trị Nhân sự) Năm kinh nghiệm: > 10 Năm Ngành nghề: Nhân sự Nơi làm việc: Hà Nội hoặc Hồ Chí Minh

View Comments

Share
Published by
Hung Cuong Nguyễn

Recent Posts

Tổng hợp nội dung và hoàn thiện quy chế lương thưởng 3P

Đã đến lúc chúng ta làm công việc mà ai cũng thích khi đề cập… Read More

56 phút ago

Tính toán thử, điều chỉnh chính sách lương 3P và định biên nhân lực theo chi phí

Thời gian thắm thoắt thoi đưa. Thế nào, trời đã vào hè. Không khí trở… Read More

3 ngày ago

Bản đồ chiến lược có quan trọng đối với doanh nghiệp?

Nếu bạn đã biết đến Thẻ điểm cân bằng (BSC) thì chắc hẳn cũng biết… Read More

3 ngày ago

Thư viện tài liệu nhân sự dành cho người mới vào nghề NS

Trong môi trường kinh doanh, quản lý nhân sự đòi hỏi sự chuyên sâu và… Read More

3 ngày ago

Lợi ích khi xây dựng quy chế trả lương dựa trên KPI

Một cơ chế trả lương phù hợp giúp nâng cao năng suất, chất lượng lao… Read More

5 ngày ago

Doanh nghiệp có gắn kết hay không là do có phúc lợi?

Liệu bạn có biết: Mức độ gắn kết của nhân viên là từ để chỉ… Read More

5 ngày ago