Theo kiến thức Nhung có thì trên Thế Giới có các phương pháp đánh giá giá trị công việc như phương pháp Hay, phương pháp Mercer, phương pháp CGV.

Khi đánh giá giá trị vị trí công việc, chúng ta có thể áp dụng những phương pháp này. Tuy nhiên chúng ta cần có bản quyền của những phương pháp này.

Còn Nhung, Nhung sẽ đi theo phương pháp tự xây dựng tiêu chí đánh giá giá trị công việc.

Khi áp dụng phương pháp này, có bạn nào tự hỏi làm thế nào để các tiêu chí đánh giá giá trị công việc mà mình xây bao quát được hết giá trị công việc, nhỡ thiếu tiêu chí này, tiêu chí kia thì sao? Hoặc tiêu chí được đưa ra không phù hợp với công ty thì sao?

Câu trả lời rằng khi đánh giá giá trị công việc, cụ thể Nhung đang nhắc đến ở đây là không phải phòng Nhân sự làm một mình, mà đó là một Hội đồng đánh giá. Hội đồng đánh giá được thành lập từ những người am hiểu nhất về công việc của bộ phận cũng như có cái kiến thức nhất định về các bộ phận khác. Vì vậy họ sẽ là người cùng nhau xây dựng những tiêu chí đánh giá sâu sát nhất với bộ phận của mình.

Tiêu chí đánh giá giá trị công việc sẽ bao gồm những tiêu chí sau:

  1. Kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm: kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm chính là đầu vào khi tuyển dụng của tổ chức.
  2. Mức độ quản lý: vi trí quản lý đó quản lý bao nhiêu người, vị trí quản lý đó quản lý những đối tượng có trình độ như thế nào (cấp công nhân, nhân viên, chuyên viên hay quản lý cấp trung?)
  3. Phạm vị trách nhiệm: vị trí đó có trách nhiệm như thế nào đối với công việc của bản thân, đối với công việc của người khác, đối với quy trình của công ty, đối với mức tự chủ
  4. Mức độ phối hợp trong công việc: tại đây sẽ đánh giá 2 tiêu chí đó là mức độ quan trọng, phạm vi của sự phối hợp và tần suất phối hợp của vị trí đó. Người ở vị trí dods sẽ phối hợp với các thành viên trong tổ, với các tổ với nhau, hay là toàn công ty.
  5. Khả năng giải quyết vấn đề và năng lực sáng tạo
  6. Mức độ tác động của sản phẩm đầu ra. Sản phẩm đầu ra tác động như thế nào đến tổ chức
  7. Điều kiện làm việc sẽ bao gồm yếu tố về mức độ nguy hiểm, mức độ độc hại và môi trường làm việc của vị trí đó.

Sau khi xây dựng được tiêu chí đánh giá công việc, chúng ta sẽ tiếp tục đi tiết tiết từng tiêu chí một.

Tác giả: Lưu Thị Kim Nhung

 

 

nhungltk.kc24

Share
Published by
nhungltk.kc24
Tags: tiêu chí

Recent Posts

17 bài toán, vấn đề, nhược điểm cần lưu ý khi áp dụng chính sách lương 3P

Những năm gần đây, từ khóa "chính sách lương 3P" đang trở thành 1 xu… Read More

1 ngày ago

Tổng kết các biến thể (hướng xây dựng) chính sách lương theo mô hình 3P

Vậy là những ngày nghỉ Lễ 30/4 & 1/5 đã đến ngày cuối cùng. Thế… Read More

2 ngày ago

Hoàn thiện chính sách điều chính (tăng hoặc giảm) lương theo 3P

Trong đời tư vấn của tôi, có lần tôi đã được gặp 1 anh CEO… Read More

3 ngày ago

Tổng hợp nội dung và hoàn thiện quy chế lương thưởng 3P

Đã đến lúc chúng ta làm công việc mà ai cũng thích khi đề cập… Read More

4 ngày ago

Tính toán thử, điều chỉnh chính sách lương 3P và định biên nhân lực theo chi phí

Thời gian thắm thoắt thoi đưa. Thế nào, trời đã vào hè. Không khí trở… Read More

1 tuần ago