Xử lý tiền lương theo cách nào để đóng bảo hiểm xã hội, y tế thấp nhất từ năm 2016

Từ ngày share cái tin Lộ trình tăng (thay đổi) mức đóng (thu) BHXH trên tổng thu nhập theo luật 2014 ( http://goo.gl/rSg70Z ) :

tôi được mọi người hỏi khá nhiều. Lại thêm cả mấy bài về hướng dẫn lách luật :
- Cách lách luật để công ty không phải ký hợp đồng lao động và đóng BHXH, BHYT ( http://goo.gl/V24fhb )
- Cách lách luật để công ty giảm tối đa chi phí nộp cho nhà nước khi thuê lao động làm việc ( http://goo.gl/aYIdqR )
nên anh chị em lại càng hỏi dữ. Về việc này, tôi đã từng nói, đây là của kế toán, nhân sự chỉ nắm thông tin và biết cách để phối hợp với phòng KT. Tuy nhiên kế toán không phải nơi nào cũng biết việc. Thế là bài toán làm thế nào để tốt cho doanh nghiệp, đưa ra chi phí hợp lý như quả bóng được đá qua đá lại giữa các bộ phận với nhau. Tự nhiên tôi lại nhớ đến một bài viết với chủ đề "Đừng bao giờ nói đây không phải là việc của tôi" của cậu giám đốc 8 năm thăng 8 cấp:

Chia sẻ được đăng trên Facebook cá nhân của N.T.H.

Nguyên văn đoạn status của N.T.H:

"Năm thứ nhất: Tôi là nhân viên thiết kế web. Một ngày nọ, sếp giao cho tôi thiết kế logo và ấn phẩm của công ty. Tôi đã dành một đêm để học một phần mềm mới về thiết kế in ấn, sau đó hoàn thành nhiệm vụ.

Năm thứ 2: Tôi vẫn là một nhân viên thiết kế, sếp yêu cầu tôi hỗ trợ đội bán hàng. Tôi vui vẻ chạy xe máy khắp các con đường, đi giới thiệu sản phẩm mới.

Năm thứ 3: Tôi thành lập B.C, chúng tôi thiết kế bìa đĩa. Khách hàng hỏi chúng tôi, liệu có thể giúp họ làm MV với mức giá cực thấp. Tôi đồng ý và cùng team bắt đầu sản xuất một trong những MV bằng hoạt hình đầu tiên ở Việt Nam.

Năm thứ 4: Tôi dừng hoạt động của B.C và gia nhập W.D. Trong cuộc phỏng vấn, tôi nói rằng tôi sẽ luôn tìm giải pháp cho những gì được công ty giao cho, kể cả những gì tôi không làm được hay không phải việc của tôi. Và tôi đã làm thế trong 8 năm tiếp theo.

Năm thứ 5: Người đàn anh trong công ty xin nghỉ, tôi xin nhận làm cả mảng lập trình ứng dụng Flash. Tôi được thăng chức sau một dự án đầu tiên mò mẫm từng dòng code. Tôi chủ động tham gia cùng cả bên lập trình cơ sở dữ liệu, góp ý kiến cho họ trong những gì họ làm.

Năm thứ 6: Sếp cho tôi xem một website và hỏi tôi liệu có thể học được công nghệ này để áp dụng cho chiến dịch sắp tới không. Tôi nói chỉ cần họ đã làm được ở nước ngoài thì tôi sẽ học được. Tôi được thăng chức sau khi chứng minh điều này.

Năm thứ 7: Trưởng nhóm sáng tạo của công ty là một anh người Phillipines đột ngột nghỉ khi đang làm một dự án quan trọng của công ty. Tôi tiếp quản dự án khi chưa có đủ kinh nghiệm. Tôi được thăng chức sau khi hoàn thành xong dự án.

Năm thứ 8 (2011): Công ty dịch chuyển cơ cấu để chuẩn bị cho sáp nhập với tập đoàn O. Sếp nói với tôi: "Tao sẽ trao cho mày cái chức danh của tao là Experience Director, vì mày đúng là như thế".

Có người hỏi tôi: "Làm thế nào anh có thể thăng chức mỗi năm một lần như vậy?"

Trả lời: Tôi không bao giờ nói 'Không phải việc của tôi' ".

Thôi kế toán không nhận thì Nhân sự nhận vậy. Câu hỏi đặt ra cho chúng ta là: "Chúng ta không muốn ký hợp đồng thuê khoán thì phải làm thế nào để giảm tối đa các khoản đóng cho cơ quan BHXH, BHYT nhưng vẫn được tính vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp ?"

Trả lời: Nhìn vào cái bảng ở trên đầu bài viết ta thấy,
Quy định mức lương tháng tham gia bảo hiểm bắt buộc của năm 2016
- Tiền lương được thỏa thuận theo Hợp đồng lao động
- Các khoản phụ cấp lương

Như vậy thay vì chúng ta đổ tiền vào lương thỏa thuận, các khoản phụ cấp thì chúng ta đổ tiền vào các khoản thu nhập bổ sung thì chúng ta sẽ giảm được khá nhiều chi phí. Cụ thể hơn:

Theo Điều 3 khoản 1 Thông tư 23/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn về tiền lương theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 21 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP thì Tiền lương của người lao động bao gồm:

Tiền lương ghi trong hợp đồng lao động do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động để thực hiện công việc nhất định,…
Tiền lương trả cho người lao động được căn cứ theo tiền lương ghi trong hợp đồng lao động, năng suất lao động, khối lượng và chất lượng công việc mà người lao động đã thực hiện, bảo đảm mức lương trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động và thời giờ làm việc bình thường, hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận

Và Các khoản phụ cấp theo lương gồm:

Phụ cấp lương là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh của thang lương, bảng lương.

Phụ cấp lương theo quy định của pháp luật lao động là gì ?

Điều 3 khoản 1 Thông tư 23/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn về tiền lương theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 21 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP được quy định cụ thể như sau:

“1. Tiền lương ghi trong hợp đồng lao động do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động để thực hiện công việc nhất định, bao gồm:

a) Mức lương theo công việc hoặc chức danh là mức lương trong thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định tại Điều 93 của Bộ luật Lao động và Điều 7, Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương;

b) Phụ cấp lương là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh của thang lương, bảng lương, cụ thể:

– Bù đắp yếu tố điều kiện lao động, bao gồm công việc có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

– Bù đắp yếu tố tính chất phức tạp công việc, như công việc đòi hỏi thời gian đào tạo, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trách nhiệm cao, có ảnh hưởng đến các công việc khác, yêu cầu về thâm niên và kinh nghiệm, kỹ năng làm việc, giao tiếp, sự phối hợp trong quá trình làm việc của người lao động.

– Bù đắp các yếu tố điều kiện sinh hoạt, như công việc thực hiện ở vùng xa xôi, hẻo lánh, có nhiều khó khăn và khí hậu khắc nghiệt, vùng có giá cả sinh hoạt đắt đỏ, khó khăn về nhà ở, công việc người lao động phải thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc, nơi ở và các yếu tố khác làm cho điều kiện sinh hoạt của người lao động không thuận lợi khi thực hiện công việc.

– Bù đắp các yếu tố để thu hút lao động, như khuyến khích người lao động đến làm việc ở vùng kinh tế mới, thị trường mới mở; nghề, công việc kém hấp dẫn, cung ứng của thị trường lao động còn hạn chế; khuyến khích người lao động làm việc có năng suất lao động, chất lượng công việc cao hơn hoặc đáp ứng tiến độ công việc được giao.

c) Các khoản bổ sung khác là khoản tiền ngoài mức lương, phụ cấp lương và có liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động. Các khoản bổ sung khác không bao gồm: Tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật Lao động; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động.

2. Tiền lương trả cho người lao động được căn cứ theo tiền lương ghi trong hợp đồng lao động, năng suất lao động, khối lượng và chất lượng công việc mà người lao động đã thực hiện, bảo đảm mức lương trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động và thời giờ làm việc bình thường, hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận (không bao gồm khoản tiền trả thêm khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm) không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.”

Theo quy định trên, phụ cấp lương là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh của thang lương, bảng lương, cụ thể:

- Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
- Phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp thâm niên, phụ cấp kinh nghiệm
- Phụ cấp nhà ở
- Phụ cấp lưu động
- Phụ cấp khu vực
- Phụ cấp thu hút lao động
- Phụ cấp khuyến khích lao động
…..

Như thế chúng ta chỉ cần tìm ra được những khoản thu nhập bổ sung khác không theo lương là được. Theo những quy định trên, những khoản bổ sung tính vào lương tháng tham gia bảo hiểm, phải là những khoản bổ sung có tính chất thường xuyên như lương, các khoản phụ cấp theo lương. Vậy những khoản bổ sung không có tính chất thường xuyên sẽ không phải đối tượng tính vào tiền lương tháng đóng bảo hiểm. Đó là những khoản sau:

- Tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật Lao động;
- Tiền lương tháng 13
- Tiền lương làm thêm giờ, làm vào ban đêm
- Tiền ăn giữa ca
- Tiền trang phục
- Các khoản hỗ trợ mang tính phúc lợi như: khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ,
- Trợ cấp khác không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động.

Kết luận: Cách xử lý tiền lương tham gia bảo hiểm (XH,YT) thấp nhất là tăng những khoản tiền thưởng và phụ cấp không thuộc tiền lương (khoản thu nhập bổ sung)

Về tiền thưởng chúng ta nên chú ý Điều 103 của Bộ Luật lao động quy định về tiền thưởng như sau:

“Điều 103. Tiền thưởng
1. Tiền thưởng là khoản tiền mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.”

Lưu ý :
+ Những khoản bổ sung không theo lương phải được quy định tại một trong những văn bản sau:
- Hợp đồng lao động
- Quy chế lương thưởng
- Quy chế tài chính và chi tiêu nội bộ

+ Tiền thưởng, lướng tháng 13 phải phù hợp với lợi nhuận của công ty trong kỳ, nhưng tiền lương thì không bị hạn chế bởi lợi nhuận kinh doanh.
+ Các khoản hỗ trợ phúc lợi, chi trang phục, ăn trưa chỉ được tính vào chi phí được trừ ở mức theo quy định của Luật thuế TNDN. Chi tiết Những khoản chi phúc lợi cho người lao động được tính vào chi phí được trừ. Nếu vượt quá mức quy định thì phải tính thuế TNCN và không được tính vào chi phí được trừ.

Đọc đến đây mà mọi người vẫn không tin lắm thỉ cả nhà cùng tham khảo các văn bản sau nhé:
- Bộ Luật lao động
- Thông tư 111/2013/TT-BTC
- Thông tư 92/2015/TT-BTC
- Thông tư 78/2014/TT-BTC
- Thông tư 96/2015/TT-BTC
- Thông tư 23/2015/TT-BHXH
- Quyết định 959/QĐ-BHXH

Hung Cuong Nguyễn

TÓM TẮT: Họ và tên : Nguyễn Hùng Cường Địa chỉ email: kinhcan24@gmail.com Bằng cấp cao nhất: Thạc sỹ Quản trị Nhân lực Địa chỉ : 7B4 Ha Dinh – Thanh Xuan – Ha Noi Điện thoại : 0988 833 616 Cấp bậc hiện tại: Leader (CEO/ Tư vấn Hệ thống Quản trị Nhân sự) Năm kinh nghiệm: > 10 Năm Ngành nghề: Nhân sự Nơi làm việc: Hà Nội hoặc Hồ Chí Minh

View Comments

  • vậy sao không tính khoản tiền lương làm thêm giờ, tăng ca, làm việc vào ngày nghỉ. tăng mức % hưởng lên bởi pháp luật quy định mức hưởng ít nhất là 100%, 200% hoặc 300% chứ đâu có quy định cao nhất. mình muốn cho 500% cũng có sao. lưu ý số giờ làm thêm không được vượt quá quy định của luật lao động

  • Vậy nếu trong trường hợp hợp đồng lao động cũ đã ký mức lương chính( và khoản còn lại cho vào các khoản phụ cấp) để giảm bớt lương đóng bảo hiểm thì nay ký lại HĐLĐ hay làm phụ lục?dù làm kiểu gì thì em thấy vẫn lộ ạ,mong anh cho ý kiến,cám ơn anh.

  • Hi All,
    Mình cũng đang đau đầu vì vấn đề này. Cty mình thì chưa tham gia BHXH, nhưng đã hoạt động và đóng thuế từ đầu năm nay. Mức lương của mọi người cũng khá cao (GĐ 30tr/tháng), mình mới vô làm và đang nghĩ cách để giảm thiểu mức lương đóng BHXH, chứ đóng theo mức lương thực nhận.. chắc chết !!!
    Nếu đóng mức BHXH thấp và thiết lập bảng lương mới theo mức đóng thì lại ngại bên Thuế " sờ gáy ".......Ai có cao kiến nào thì giúp mình với nha, có gì mọi người cho mình xin ý kiến qua mail sau nhé: voongtieuminh@gmail.com.
    Tks All !

  • Bài viết của anh hay thật, đi từ nguồn gốc của vấn đề để giải quyết nó. Cảm ơn anh

  • tớ nể cậu thật đấy, cám ơn cậu nhiều nhiều nhé!

  • thanks bài viết của anh Cường
    Em hỏi anh 1 chút là nếu cty chuyển đa phần lương không muốn đóng bảo hiểm vào " thưởng" vì thì sẽ hạch toán kiểu gì ạ. vì như vậy chi phí thưởng sẽ đội lên rất cao, trong khi với 1 công ty, kinh doanh chưa tạo ra lợi nhuận nhiều thì sẽ rất vô lýạ . Thanks anh
    Anh có cách nào hợp lý hơn không

  • cảm ơn anh nhìu ạ, e cũng đang rối mù về việc đóng BHXH

Share
Published by
Hung Cuong Nguyễn

Recent Posts

Tổng hợp nội dung và hoàn thiện quy chế lương thưởng 3P

Đã đến lúc chúng ta làm công việc mà ai cũng thích khi đề cập… Read More

23 giờ ago

Tính toán thử, điều chỉnh chính sách lương 3P và định biên nhân lực theo chi phí

Thời gian thắm thoắt thoi đưa. Thế nào, trời đã vào hè. Không khí trở… Read More

4 ngày ago

Bản đồ chiến lược có quan trọng đối với doanh nghiệp?

Nếu bạn đã biết đến Thẻ điểm cân bằng (BSC) thì chắc hẳn cũng biết… Read More

4 ngày ago

Thư viện tài liệu nhân sự dành cho người mới vào nghề NS

Trong môi trường kinh doanh, quản lý nhân sự đòi hỏi sự chuyên sâu và… Read More

4 ngày ago

Lợi ích khi xây dựng quy chế trả lương dựa trên KPI

Một cơ chế trả lương phù hợp giúp nâng cao năng suất, chất lượng lao… Read More

6 ngày ago

Doanh nghiệp có gắn kết hay không là do có phúc lợi?

Liệu bạn có biết: Mức độ gắn kết của nhân viên là từ để chỉ… Read More

6 ngày ago