Chắc chắn dân triển khai đào tạo không lạ lẫm gì với thuật ngữ “Follow up training” (Hoạt động theo sau khóa đào tạo). Có nơi tổ chức Seminar sau khóa 1 tuần, 2 tuần hoặc 3 tháng…vậy triển khai hoạt động “follow up” đó nên thực hiện vào lúc nào là hợp lý? Và dựa trên cơ sở nào?

Hôm nay anh em đào tạo chúng ta cùng lội ngược dòng lịch sử để tìm hiểu cội nguồn cơ sở lý luận của vấn đề này:

Vào năm 1885 Giáo sư tâm lý học người Đức Hermann Ebbinghaus công bố công trình nghiên cứu của ông mang tên: Memori: A Contribution to Experimental Psychology (Tạm dịch: Trí nhớ: Một đóng góp cho Tâm lý học thực nghiệm). Công trình của ông sau này được phát triển bởi nhiều nhà nghiên cứu khác. Về cơ bản, các nghiên cứu xoay quan 02 vấn đề đó là FORGETING CURVE ( Tạm dịch: Đường cong quên lãng) và SPACED REPITATION (Tạm dịch: Sự nhắc lại ngắt quãng).

FORGETING CURVE (Đường cong quên lãng) mô tả về sự quên kiến thức của chúng ta sau khi học tập. Cụ thể:
Chúng ta quên 50% kiến thức sau khi học 1 giờ;
Chúng ta quên 80% kiến thức sau 02 ngày;
Chúng ta quên 90% kiến thức đã học sau 06 ngày;

Để khắc phục sự “quên lãng” kiến thức đó, SPACED REPITATION (Sự nhắc lại ngắt quãng) mô tả “thời điểm vàng” để nhắc lại kiến thức đã học, giúp chúng ta nhớ kiến thức đã học một cách hiệu quả:
Để nhớ thật nhanh, bạn cần nhắc lại 04 lần:
- Lần 1: Ngay sau khi học;
- Lần 2: Sau khi học 15 – 20 phút;
- Lần 3: Sau khi học 6 – 8 giờ;
- Lần 4: Sau khi học 24 giờ;
Để nhớ kiến thức trong dài hạn, bạn cần nhắc lại trong 05 lần:
- Lần 1: Ngay sau khi học
- Lần 2: Sau khi học 20 – 30 phút;
- Lần 3: Sau 24 giờ;
- Lần 4: Sau 2 – 3 tuần;
- Lần 5: Sau 2 – 3 tháng.

=> Vì vậy, trong các khóa học tại tập đoàn EDUFIT (Bao gồm hệ thống trường Gateway International School và hệ thống trường Sakura Montessori International School), thường yêu cầu giảng viên, đối tác khi đào tạo cho cán bộ giáo viên, phải:
1. Tổng kết kiến thức vào cuối giờ;
2. Nhắc lại kiến thức buổi học trước, trước khi bước vào buổi học tiếp theo;
3. Gửi báo cáo khóa học đến học viên sau 24 giờ;
4. Tổ chức Seminar follow up sau 2-3 tuần kể từ khi khóa kết thúc;
5. Với nhứng khóa đặc biệt yêu cầu tổ chức thêm Seminar sau 2-3 tháng kể từ khi khóa kết thúc.

Thân ái,

Tham khảo:
Ebbinghaus, H., 2003. Memory: A contribution to experimental psychology. Genesis Publishing Pvt
Cepeda, N.J., Pashler, H., Vul, E., Wixted, J.T. and Rohrer, D., 2006. Distributed practice in verbal recall tasks: A review and quantitative synthesis. Psychological bulletin, 132(3), p.354.

Nguồn: Bình Trainer | fb/binh.phamvan.56

Hung Cuong Nguyễn

TÓM TẮT: Họ và tên : Nguyễn Hùng Cường Địa chỉ email: kinhcan24@gmail.com Bằng cấp cao nhất: Thạc sỹ Quản trị Nhân lực Địa chỉ : 7B4 Ha Dinh – Thanh Xuan – Ha Noi Điện thoại : 0988 833 616 Cấp bậc hiện tại: Leader (CEO/ Tư vấn Hệ thống Quản trị Nhân sự) Năm kinh nghiệm: > 10 Năm Ngành nghề: Nhân sự Nơi làm việc: Hà Nội hoặc Hồ Chí Minh

Share
Published by
Hung Cuong Nguyễn

Recent Posts

17 bài toán, vấn đề, nhược điểm cần lưu ý khi áp dụng chính sách lương 3P

Những năm gần đây, từ khóa "chính sách lương 3P" đang trở thành 1 xu… Read More

22 giờ ago

Tổng kết các biến thể (hướng xây dựng) chính sách lương theo mô hình 3P

Vậy là những ngày nghỉ Lễ 30/4 & 1/5 đã đến ngày cuối cùng. Thế… Read More

2 ngày ago

Hoàn thiện chính sách điều chính (tăng hoặc giảm) lương theo 3P

Trong đời tư vấn của tôi, có lần tôi đã được gặp 1 anh CEO… Read More

3 ngày ago

Tổng hợp nội dung và hoàn thiện quy chế lương thưởng 3P

Đã đến lúc chúng ta làm công việc mà ai cũng thích khi đề cập… Read More

4 ngày ago

Tính toán thử, điều chỉnh chính sách lương 3P và định biên nhân lực theo chi phí

Thời gian thắm thoắt thoi đưa. Thế nào, trời đã vào hè. Không khí trở… Read More

7 ngày ago