Warning: imagejpeg(/var/www/html/blognhansu.net.vn/wp-content/uploads/2014/01/taicautrucdoanhnghiep-1280x720.jpg): failed to open stream: Permission denied in /var/www/html/blognhansu.net.vn/wp-includes/class-wp-image-editor.php on line 402
Làm thế nào để nhân viên chủ động làm việc ? | Blog quản trị Nhân sự

Nói chuyện với một người anh. Anh ấy chợt giật mình sau 27 năm kinh doanh trong cuộc đời anh vẫn chưa có được sự tự do. Dù hôm nay đã có công ty của mình, có nhà đẹp, xe ô tô sang, có nhân viên nhưng hằng ngày anh vẫn phải bán sức lao động của mình, bán thời gian, bán sức khoẻ của mình để đổi lấy đồng tiền. Chỉ cần vắng anh một thời gian là hệ thống không hoạt động được, nhân viên thiếu sự nhiệt tình, thiếu sức sống, doanh nghiệp lủng củng và thiếu hiệu quả. Tất cả doanh thu chính phụ thuộc vào anh và mối quan hệ của mình. Và anh đang khao khát muốn tạo dựng lại một doanh nghiệp tốt hơn...bởi anh đang cần nhiều thời gian dành cho gia đình mình.

Điều tôi muốn hỏi là tại sao anh không nhận ra sớm hơn mà phải mất 27 năm dữ vậy..

Đây là một stt khá hay ở trên facebook mà tôi tình cờ đọc được. Vậy làm mạn phép chủ nhân tôi đưa stt về đây để cùng xin ý kiến cả nhà. Theo cả nhà nên làm thế nào để giải quyết bài toán này. Bài toán tạo động lực cho nhân viên ?

Rất mong nhận được cao kiến của tất cả anh chị em.

Hung Cuong Nguyễn

TÓM TẮT: Họ và tên : Nguyễn Hùng Cường Địa chỉ email: kinhcan24@gmail.com Bằng cấp cao nhất: Thạc sỹ Quản trị Nhân lực Địa chỉ : 7B4 Ha Dinh – Thanh Xuan – Ha Noi Điện thoại : 0988 833 616 Cấp bậc hiện tại: Leader (CEO/ Tư vấn Hệ thống Quản trị Nhân sự) Năm kinh nghiệm: > 10 Năm Ngành nghề: Nhân sự Nơi làm việc: Hà Nội hoặc Hồ Chí Minh

View Comments

  • Chào Anh,
    Em thích cái comment: "Nhân viên thiếu nhiệt tình, thiếu sức sống, doanh nghiệp lủng củng thì anh ấy đã không có nhà đẹp xe sang đâu bạn của Tôi ơi "

    Có thể là anh ấy có tham vọng và kì vọng quá nhiều nên mới nhìn nhận về toàn thể nhân viên của mình như vậy thôi anh à.

  • Thật ra ở đây có 2 vấn đề khác biệt nhưng cùng tồn tại. Để có được thành công của 1 công ty, Giám đốc không thể 1 tay làm nên mà góp sức của cả tập thể nhân viên cùng cố gắng và phấn đấu.
    Tuy nhiên, theo quan điểm cá nhân, em nghĩ có thể do anh ấy có 1 tập thể nhân viên có năng lực tốt nhưng chưa tạo dựng được sự chủ động và tự giác làm việc của nhân viên. Có nghĩa là có người giám sát thì công việc trôi chảy, không có người giám sát, tư tưởng "mấy khi Sếp vắng nhà", xả hơi đi, Sếp về thì làm. Thế nên có nhiều người làm chủ doanh nghiệp cả năm chả dám nghỉ xả hơi đi đâu, trái ngược lại, có những sếp cả tháng đến công ty có vài lần nhưng công việc lúc nào cũng trôi chảy, hiệu quả như Sếp ở VP.
    Có 2 việc cần tạo dựng song song là xây dựng tinh thần làm việc tự giác cho nhân viên và thay đổi cách quản lý nhân viên của chính bản thân Sếp. Tạo động lực và tinh thần làm việc thì trên các diễn đàn đề cập khá nhiều xoay quanh việc khen thưởng vật chất và phi vật chất. Tuy nhiên việc tạo sự tự giác làm việc cho nhân viên như thế nào thì lại khó hơn. Cá nhân em không ủng hộ việc lắp camera giám sát ở Vp đang tồn tại ở 1 số công ty, như thế phản ánh sự không tin tưởng của cấp trên đối với đội ngũ nhân viên và thực tế là chả nhân viên nào thoải mái khi bị theo dõi như vậy.
    Thật ra cũng có các cách đo hiệu suất làm việc của nhân viên, dù Sếp ở Vp hay không thì yếu tố chất lượng công việc mới là yếu tố quyết định thông qua hệ thống báo cáo hàng ngày từ xa, bảng tổng hợp kết quả chất lượng công việc...Mọi người ai có cao kiến về vấn đề này cho em xin slot để học hỏi ạ.

  • Đơn giản thôi
    Mình hay làm thế này thấy cũng hiệu quả, lãnh đạo đi vắng cả tháng công việc vẫn trôi
    - Cái đầu tiên là phải tin nhân viên, giao việc và giao quyền cho họ (vì các DNTN bây giờ mình thấy lãnh đạo có tin ai đâu, tự mình ôm hết và kiểm soát hết nên mới ko dứt ra khỏi công việc được);
    - Tạo dựng cái "UY" cần thiết cho cấp quản lý trung gian để họ thay mình quản lý và giám sát nhân viên.
    - Có phạt nhưng có thưởng để kích thích sự sáng tạo và tinh thần làm việc
    - Lãnh đạo phải thường xuyên chia sẻ với nhân viên về kỹ năng và cách xử lý các tình huống khó
    - Giao việc phải cao hơn khả năng thực tế của nhân viên một chút để nhân viên luôn phải tìm tòi, học hỏi để nâng cao kiến thức và kỹ năng để hoàn thành công việc
    - Quan tâm đến đời sống tinh thần của nhân viên
    - Trả lương theo năng lực và hiệu quả công việc, không bình quân chủ nghĩa
    - Khi được hưởng lương xứng đáng, các chính sách đối với người lao động tốt, văn hóa doanh nghiệp tốt thì nhân viên sẽ gắn bó;
    -

  • Làm sao để họ làm việc là vì chính họ thì mọi chuyện sẽ trôi chảy ngay

  • động viên họ bẳng vật chất và tinh thần
    thường xuyên hỏi thăm,thể hiện sự quan tâm tới gia đình nhân viên
    mà 1 người lãnh đạo tốt cũng cần có phong cách,"phong cách" ko phải chỉ thể hiện sự bóng bấy,hòa hoa .mà từ những cử chỉ,cách ăn nói,cách xử lý tình huống không ngoan
    mà cũng không nên ôm hết mọi cong việc vào mình như thế...người lãnh đạo tốt người ta cần cái đầu và làm việc ít,công việc sẽ được giao cho nhân viên....nhiều việc quá có thể ủy quyền cho cấp dưới(người tin tưởng).

  • Lãnh đạo giỏi không phải là người biết làm mọi việc! Mình ủng hộ quan điểm của bạn Tuyet: cần phải tin tưởng nhân viên và trao quyền, đừng để mọi việc "thắt nút cổ chai" ở sếp! Và có phạt thì phải có thưởng, mà thưởng phải kịp thời, đúng lúc...

  • Em chưa phải là nhà lãnh đạo lớn, nhưng cũng có một vài vấn đề góp ý cho câu chuyện:
    - Phương án em muốn đưa đến cho Sếp ở vấn đề nêu trên mang tên hãy quản lý nhân viên trong công ty theo Phương pháp QUẢN LÝ NHÓM. Để làm được điều này thì một vài điều sau Sếp có thể sử dụng:
    + Tuyển, đào luyện một đội ngũ lãnh đạo/quản lý dưới quyền thật tốt: Đội ngũ này là những người có năng lực thực thụ, nắm vững và làm tốt các chuyên môn chính về ngành nghề hoạt động của công ty.
    + Hãy tin tưởng và giao quyền cho đội ngũ quản lý cấp dưới, để cấp quản lý này sẽ quản lý từng team của mình, có được đội ngũ nòng cốt này, Sếp tha hồ bận công việc riêng mà không phải lo lắng.
    Làm sao mà Sếp có thể làm tốt tất những vấn đề hoạch định mang tính chiến lược và tầm vóc cho công ty nếu cứ phải đi xử lý những vấn đề mang tính chi tiết, hoặc “việc gì cũng đến tay Sếp”. Hãy để những quản lý cấp dưới của bạn có quyền để có thể quản lý nhân viên của họ, hướng dẫn và giám sát công việc cũng như các hoạt động khác thay vào đó Sếp chỉ cần thông qua họ để nắm tổng quát vấn đề và bàn bạc các chiến lược phát triển hay quản lý khác.
    + Thưởng, phạt hay các chế độ phúc lợi:
    Phải rõ ràng và kịp thời song song với điều đó là vấn đề đặt mục tiêu công việc hay kết quả công việc phải xuất sắc, phải cao.
    Điều đó đồng nghĩa với việc đừng để nhân viên hài lòng với những gì họ đang có. Phải luôn tạo thế cạnh tranh không những là công việc mà là các vấn đề liên quan đế thăng tiến. Khi nhân viên cảm thấy mục tiêu phải đạt được khá là tuyệt vời thì trong họ sẽ có sự phấn đấu, không những phấn đấu vì chính họ mà vũng vì sự cạnh tranh giữa nhân viên với nhau. Để làm được điều này, Sếp hãy tạo một cái tiêu chí, mục tiêu hay kết quả cần phải đạt được cho các phòng ban/đơn vị, nắm công việc và tiến độ thông qua các cấp quản lý dưới quyền của mình.
    Ở đây chúng ta nói về “Nghệ thuật lương, thưởng hay phúc lợi” phải nói là nghệ thuật vì nếu là chiến lược nắm giữ con người tốt thì lương, thưởng hay chế độ phúc lợi nó không có một tiêu chuẩn cố định. Nếu tôi được sự tin tưởng của Sếp, sự tin tưởng đó được thể hiện bằng việc trao quyền, trao công việc, trao trách nhiệm gánh vác song song là năng lực và trách nhiệm đi đều với mức lương hay thưởng và chế độ phúc lợi tốt (Chắc chắn phải không có chế độ bình quân lương) thì chính nhân viên này lại càng không dám làm thất vọng Sếp của mình mà lại không ngừng vươn lên hoàn thành mọi việc thật xuất sắc để không phụ sự kỳ vọng và tham gia vào đội ngũ quản lý của công ty.
    + Không tham gia vào giải quyết & quản lý các tiểu tiết công việc nhưng Sếp phải nắm được bao quát vấn đề.
    Mặc dù công việc được phân cấp quản lý và chịu trách nhiệm của các quản lý cấp dưới nhưng Sếp vẫn phải nắm bắt được toàn bộ tiến độ thực hiện công việc và các vấn đề đang diễn ra.
    + …..và còn nhiều vấn đề nữa như: Chia sẻ kinh nghiệm cuộc sống và kỹ năng xử lý công việc, đánh đòn tinh thần nhân viên, các vấn đề về văn hóa doanh nghiệp….. Em cảm thấy nếu em có 130 người, em sẽ chia thành 8 nhóm/tổ/phòng/… thì để quản lý tốt được 130 người đó em sẽ phải biết cách tạo quyền, đào luyện cho 8 nhòm trưởng đó thật chắc cán. Và cấp độ nhỏ hơn thì 8 nhóm trưởng đó sẽ có những phương án quản lý, hướng dẫn, đào tạo cho nv của họ…
    --> Một chút ý kiến nhằm đóng góp vấn đề nêu trên. Chúc Sếp trong bài viết trên cũng nhưng các Sếp nói chung thành công.

  • Tạo động lực cho nhân viên làm việc cũng là 1 cách, tuy nhiên rồi đến một lúc nào đó nhân viên đã quá quen với việc này và không còn hứng thú. Theo mình Sếp nên ngồi lại và có 1 cuộc trò chuyện thân tình với nhân viên, cho họ nói những đề xuất, ý kiến của mình. Như Sếp đã nói ở trên nhân viên thiếu nhiệt tình, thiếu sức sống thì doanh nghiệp cũng lủng củng và Sếp cũng không có xe đâu mà đi. Vậy thì nguyên nhân của việc này là gì, có phải sự thiếu nhiệt tình, thiếu sức sống nó tồn tại ở trong suy nghĩ của nhân viên hay là do các yếu tố khách quan
    Tôi xin được chia sẻ 1 câu chuyện: Có lần tôi đi du lịch vào trong Gia Lai và có ghé vào một quán bán bánh xèo và tôi đã được nghe 1 đoạn hội thoại giữa bà chủ và 1 người khách. Người khách hỏi bà chủ: bé kia giờ làm thuê cho cô à. Cô chủ trả lời: không, cô bé đấy không làm thuê cho tôi, nó chỉ làm thuê cho bản thân nó thôi.
    Nghe xong tôi như vỡ lẽ ra được nhiều thứ. Cái mà nhân viên thiếu nhiệt tình, thiếu sức sống 1 cách chủ quan theo ý kiến của tôi là do họ có tư tưởng đi làm cho doanh nghiệp là đi làm thuê, nhiều người có tư tưởng thích làm chủ không muốn làm thuê cho ai, cái mà Sếp phải làm ở đây là phải làm sao để họ hiểu rằng bạn và tôi cùng hợp tác với nhau vì mục tiêu chung của doanh nghiệp, nhưng cũng vì lợi ích của bản thân từng người, không ai làm thuê cho ai cả, chúng ta chỉ làm thuê cho chính bản thân của mình, và 1 lẽ thường tình ai phải bỏ nhiều tiền hơn thì sẽ được chia lợi nhuận nhiều hơn.
    Đây là 1 số góp ý theo ý kiến của tôi cho Sếp, ý kiến của tôi chỉ mang tính chất tham khảo. Có thể hơi lạc đề 1 tý nhưng mong rằng ý kiến của tôi sẽ giúp Sếp ở 1 khía cạnh nào đó.
    Chúc Sếp thành công trong công việc

  • Quyền lực và trách nhiệm, công việc anh ôm hết thì anh làm hết là đúng rồi. anh hãy chia sẻ nó cho các phó giám đốc hoặc quản lý cấp trung (các trưởng phòng) uỷ quyền cho họ để họ có vị thế ra quyết định và tâm sự cho họ hiểu mục tiêu, chiến lược, mơ ước của anh chính là mục tiêu, chiến lược, hướng phát triển của doanh nghiệp... và chúng ta cùng phấn đấu để đạt đc điều đó,... rồi anh sẽ chọn lọc được một số cán bộ tâm huyết cùng chung chí hướng. anh cũng nên thay đổi cách quản lý và lãnh đạo ... anh giao việc rồi quản lý trên kết quả công việc là được. có như thế dù ở nơi xa anh cũng yên tâm cũng chỉ đạo đc người ở nhà.

  • Có lẽ đây là vấn đề mà bất cứ một người chủ nào cũng đang xoay trở. Tuy nhiên, theo em để chấm dứt nỗi ám ảnh đó, thì người chủ nên có một nguyên tắc chung ngay từ khi khai thiên lập địa đối với nhân viên của mình và cứ như thế bất cứ ai, nhân viên mới hay nhân viên cũ cũng phải thực hiện. Nhưng nguyên tắc đó phải đảm bảo quyền lợi cho đôi bên và không bị coi là quy phạm luật. chẳng hạn như " nhân viên phải làm việc hết mình vì công ty, và công ty sẽ có chính sách giám sát để có thể đánh giá chính xác và thưởng phạt hợp lý với từng nhân viên hàng tháng, hàng quý và hàng năm"... đồng thời cty cũng nên tạo cho nhân viên cơ hội để họ có tiếng nói riêng của mình và họ có cơ hội được đóng góp năng lực một cách tự nguyện.

Share
Published by
Hung Cuong Nguyễn

Recent Posts

Người lao động có quyền được biết về lý do khấu trừ tiền lương của mình không?

Doanh nghiệp, công ty, tổ chức có phải cho người lao động biết về lý… Read More

1 ngày ago

10 xu hướng làm việc nổi bật trong năm 2025

Vào ngày 05/12, Deel - công ty quản lý nhân sự và trả lương toàn… Read More

6 ngày ago

Cứ 5 tin tuyển dụng có 1 tin “Việc làm ảo”

Theo báo cáo mới đây của nền tảng tuyển dụng Greenhouse, trong quý trước tại… Read More

6 ngày ago

6 bước trong quy trình khen thưởng nhân sự xuất sắc tại doanh nghiệp

Trong một tổ chức, việc công nhận và khen thưởng nhân viên xuất sắc là… Read More

1 tuần ago