Nghỉ việc không hưởng lương có phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế hay không

Dạo này, Nhung hay được hỏi những câu hỏi liên quan đến giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp, trong đó có tình huống nghỉ không hưởng lương hay gọi tắt là nghỉ không lương thì có phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế hay bảo hiểm thất nghiệp không?

Nhung xin giải đáp thắc mắc này trước nhé.

🌷 Về bảo hiểm xã hội: theo khoản 3 điều 85 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 có quy định: người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó và thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội (trừ trường hợp nghỉ việc do hưởng chế độ thai sản).

Như vậy nếu người lao động thỏa mãn 2 yếu tố đó là không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không phải đóng bảo hiểm xã hội tháng đó nhé. Sẽ có trường hợp người lao động không làm việc nhưng có hưởng tiền lương như trường hợp nghỉ phép, nghỉ đặc biệt (hiếu hỉ), những ngày nghỉ mà công ty cho theo chế độ của công ty nhưng vẫn tính trả lương theo chế độ của công ty như nghỉ sinh nhật…

Bonus thêm nè: nếu nghỉ thai sản thì thời gian báo giảm thai sản này vẫn được cơ quan BHXH tính để hưởng bảo hiểm xã hội.

Còn nếu là nghỉ không lương (do ốm đau không hưởng lương từ 14  ngày trở lên, do thỏa thuận tự nguyên với người sử dụng lao động) thì không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội nhé.

🌷 Về bảo hiểm y tế: căn cứ theo khoản 9 điều 1 luật sửa đổi bổ sung luật bảo hiểm xã hội có quy định: hàng tháng, người sử dụng lao động đóng bảo hiểm y tế cho người lao động và trích tiền đóng bảo hiểm y tế từ tiền lương của người lao động để nộp cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm y tế.

Căn cứ theo điểm a, Khoản 1, Điều 13, Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung năm 2014 nêu rõ trường hợp người lao động nghỉ việc không lương do thai sản thì tổ chức bảo hiểm xã hội đóng phần bảo hiểm y tế này.

Căn cứ theo Khoản 4 và 5, Điều 42, Quyết định số 595/QĐ-BHXH có quy định “Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH” và “Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT”

Như vậy, người lao động nghỉ việc không hưởng lương mà do ốm đau thì không phải đóng BHYT nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT của tháng đó. Người lao động nghỉ việc không hưởng lương do thỏa thuận cả tháng thì không phải đóng BHYT tháng đó.

Tác giả: Lưu Thị Kim Nhung

 

 

nhungltk.kc24

Share
Published by
nhungltk.kc24

Recent Posts

17 bài toán, vấn đề, nhược điểm cần lưu ý khi áp dụng chính sách lương 3P

Những năm gần đây, từ khóa "chính sách lương 3P" đang trở thành 1 xu… Read More

18 giờ ago

Tổng kết các biến thể (hướng xây dựng) chính sách lương theo mô hình 3P

Vậy là những ngày nghỉ Lễ 30/4 & 1/5 đã đến ngày cuối cùng. Thế… Read More

2 ngày ago

Hoàn thiện chính sách điều chính (tăng hoặc giảm) lương theo 3P

Trong đời tư vấn của tôi, có lần tôi đã được gặp 1 anh CEO… Read More

3 ngày ago

Tổng hợp nội dung và hoàn thiện quy chế lương thưởng 3P

Đã đến lúc chúng ta làm công việc mà ai cũng thích khi đề cập… Read More

4 ngày ago

Tính toán thử, điều chỉnh chính sách lương 3P và định biên nhân lực theo chi phí

Thời gian thắm thoắt thoi đưa. Thế nào, trời đã vào hè. Không khí trở… Read More

7 ngày ago